Chuyện Bên Đường - Tháng 12, 2019 - Bài 4 - Đa Hiệu Online

Friday, December 27, 2019

Chuyện Bên Đường - Tháng 12, 2019 - Bài 4



CBĐ kính chúc quý vị, bạn bè, thân hữu, chiến hữu một Giánh Sinh vui vẻ, đầm ấm với gia đình. Chúc quý vị hưởng đầy ân sủng của Chúa, ơn trên Cao Cả.

Đã hơn hai tuần kể từ ngày Hạ Viện, Dân Chủ nắm đa số, họ bỏ phiếu đồng ý đưa ra hai điều, mà theo đó T/T Trump vi phạm hiến pháp để sẵn sàng chuyển lên một bước kế tiếp, giai đoạn sau cùng tại sàn Thượng Viện. Tại đây, Thượng Viện sẽ thảo luận và bỏ phiếu, quyết định số phận T/T có phạm tội để bị truất phế hay không.

Gai đoạn thứ hai này đã được qui định rõ ràng  trong hiến pháp, việc này  bị Nancy Pelosi, lãnh đạo đa số Hạ Viện họp báo, tuyên bố Hạ Viện sẽ không chuyển giao hồ sơ  tội lên Thượng Viện với cái cớ bà ta muốn biết chương trình  tội sẽ như thế nào, bà ta cho rằng , khi hồ sơ đã có trong tay, Thượng Viện sẽ làm những điều vượt khỏi tầm tay của Hạ Viện. Với lý do này, Nancy Pelosi, theo TNS Mitch McConnell tuyên bố với báo chí bà ta đã vi phạm hiến pháp, lạm dụng quyền lực của quốc hội, và Pelosi đã muốn sai khiến Thượng Viện, hay chỉ dậy Thượng Viện phải làm những gì. Điều này Mitch McConnell đã có kinh nghiệm nhiều trong việc truất phế Bill Clinton. TNS Mitch McConnell cũng nói rất rõ, Thượng Viện sẽ không làm gì nếu Pelosi không chuyển hồ sơ lên văn phòng của ông ta. Tất nhiên Mitch McConnell rất đúng vì ông ta biết phải làm gì theo từng giai đoạn của hiến pháp, ông ta cũng nói những diễn tiến sẽ theo tuần tự như những trường hợp trước đây khi  tội Bill Clinton và Richard Nixon.

Trong tuần vừa qua, ngay cả những đài phe ta như CNN, ABC, MSNBC, New York Time, đều không đưa tin nhiều về vụ này, và cũng không đưa ra những câu hỏi, hay dự đoán, tại sao Pelosi giữ hồ sơ tại Hạ Viện. Khi được hỏi  tại sao, những nhân vật có chức vụ tại thượng viện đều trả lời “Tôi không biết“ và Pelosi làm sai luật, họ đều cho rằng nếu hồ sơ còn tại văn phòng Pelosi có nghĩa là Trump, chưa hề bị đề nghị  tội. Tất nhiên Pelosi biết điều này rất rõ, nhưng nhiều người có kinh nghiệm trong việc này nêu lý do có thể Pelosi muốn thêm thớt một vài tội nữa (article) trong bản hai điểm đã bỏ phiếu kết tội Trump cản trở quốc hội và lạm dụng quyền lực.  Một điểm nữa, lãnh tụ thiểu số thượng Viện Chuck Schumer (Dân Chủ), đã gửi một văn thư đề nghị cho gọi thêm nhân chứng của phe Dân Chủ, hình như Mitch McConnell không đồng ý. Hai nhân vật có kinh nghiệm về việc luận tội là Karl Rove (cố vấn cho Bush 44) và Ken Starr (người chịu trách nhiệm trong việc tội Bill Clinton) đều cho rằng Pelosi lạm dụng chức vụ tại Hạ viện với mục đích duy nhất là lật đổ Trump, hiện tại bà này đang lúng túng không biết phải làm gì. Cho dù diễn tiến thế nào đi nữa, mọi việc phải tạm ngưng cũng phải chờ tới ngày quốc hội nghỉ mùa đông xong, trở lại làm việc vào đầu tháng Giêng 2020.

Về việc việc bầu cử và tranh luận của phe Dân Chủ, những cuộc tranh luận của ứng viên tổng thống phe Dân Chủ đã bị dân chúng lãng quên, và bế tắc trong đề tài tranh luận. Joe Biden, vẫn đứng hàng đầu, nhưng mới đây nhất tại một cuộc vận động tại Iowa, Joe Biden không tập trung được hơn 100 người. Chúng ta biết Iowa và New Hampshire sẽ là hai tiểu bang bỏ phiếu đầu tiên để chọn đại diện. Ứng viên được Iowa hay New Hampshire bầu chưa chắc sẽ là người đại diện, thí dụ Trump đã từng thua Ted Cruz tại Iowa nhưng tiếp tục thắng trong những tiểu bang khác, và trở thành đại diện cho phe Cộng Hòa. Diễn tiến  tội Trump sẽ ngăn trở những hoạt động của các TNS ứng cử viên như Bernie Sanders, Elizabeth Warren. Với những người như Joe Biden hay Bloomberg tuy không phải là TNS nhưng cũng phải trì trệ trong việc tranh cử tại điạ phương. Theo diễn tiến hiện nay, kết quả luận tội sẽ không kết thúc trong tháng Giêng, mà có lẽ giữa tháng Hai, chính là thời điểm quan trọng của các buổi họp (caucus) của phe Dân Chủ. Tóm lại cuộc luận tội càng kéo dài, lợi thế sẽ về cho Trump. Nếu kết quả cuối cùng, Thượng Viện bác bỏ kết quả luận tội với lý do không đủ chứng cớ kết tội, lúc đó Tổng Thống Trump sẽ có cơ hội kiếm phiếu của nhóm cử tri hàng hai, dựa vào thành quả kinh tế  tốt đẹp hiện nay.

Kinh tế Mỹ đang ở giai đoạn tốt nhất khi cả hai phe Mỹ và Trung Cộng sẽ ký kết văn bản giai đoạn một. Trước mắt Trung Cộng sẽ mua thêm hàng lương thực đậu nành, bắp và thịt heo của Mỹ. Theo dự đoán của cố vấn về đàm phán của Trump là Peter Navarro, năm 2020 sẽ là lúc sản xuất của Mỹ sẽ phát triển mạnh mẽ vì kết quả cuộc đàm phán thương mại Trung Cộng và Mỹ mang lại. Trong tuần qua, Trump đã mời thủ tướng Anh sang thăm Mỹ, chắc chắn rằng hai lãnh đạo sẽ thảo luận về kinh tế trong thời kỳ nước Anh tách rời khỏi liên hiệp Châu Âu. Trump tỏ thái độ lạnh nhạt với Đức và đặc biệt là Pháp khi nước này có vẻ ngả về phía Xã hội chủn nghĩa Trung Cộng. Anh cũng trục trặc với Đức và Pháp, vì vậy chỉ còn một hướng duy nhất hai bên đều có lợi là hợp tác với Mỹ trong thương mại.

Một vấn đế khác, rất quan trọng với T/T Trump là Bắc Hàn, trong năm 2020 , có thể hai ông chủ nhà Trắng và Bắc Hàn sẽ gặp gỡ. Hai nước vẫn không tiến bộ gì lắm, một mặt Mỹ đòi hỏi Bắc Hàn giải tỏa vũ khí hạt nhân đã đạt được, không thử hệ thống đạn đạo mang hỏa tiễn tầm xa. Bắc Hàn lại đòi Mỹ phải bãi bỏ những phong tỏa kinh tế.  Trong Giáng Sinh vừa rồi, Mỹ chờ đợi Bắc Hàn sẽ làm gì vì theo tin tình báo Bắc Hàn sẽ thử một loạt phóng hỏa tiễn tầm xa, mà truyền hình "Fake News" đã mỉa mai gọi là Bắc Hàn sẽ gửi món quà đặc biệt cho T/T Trump. Mỹ chờ đợi, tuy nhiên không nói sẽ phản ứng thế nào, giờ này món quà G iáng Sinh đã qua ngày lễ.  Hai nước cứ tiếp tục ông nói một đường, bà nói một nẻo, không nhìn nhau, mà cũng chẳng nhìn chung một hướng.

Theo CBĐ năm 2020 Mỹ và Bắc Hàn là việc quan trọng bậc nhất.  Về Kinh Tế, Mỹ đã nắm bắt được nhịp tim kinh tế Trung Cộng. Trung Cộng không thể nào trở quải được, Mỹ sẵn sàng áp đặt lại thuế quan cao hơn trong trường hợp Trung Cộng không áp dụng đúng đắn những điều khoản đã ký. Về vấn đề Hồng Kông, Mỹ một mặt ủng hộ những đòi hỏi về nhân quyền cho dân chúng Hồng Kông, nhưng sẽ không bao giờ đá động tới việc phản kháng hiệp ước giữa Anh, Trung Cộng về việc Hồng Kông sẽ thuộc Trung Cộng vào năm 2054. Điều này, theo quan điểm của Mỹ là không thay đổi.

Chúng ta phải phân biệt hai vấn đề Đài Loan và Hồng Kông. Mỹ không đồng ý với Trung Cộng là sát nhập Đài Loan vào Trung Cộng thành một nước. Nhưng Mỹ công nhận Hồng Kông hiện nay chưa sát nhập vào Trung Cộng, nhưng tương lai việc này sẽ là một hiện thực. Chỉ cần Trung Cộng không thay đổi chính sách hiện nay đối với thỏa hiệp. Hồng Kông và Trung Cộng là một nước nhưng hai thể chế chính trị cho tới năm 2054.

Tin cuối cùng, trong dịp Giáng Sinh vừa qua, T/T Trump gửi một văn thư, chỉ trích Governor Gavin Newsom (California) như sau  (Trích, dịch by CBĐ) Gavin Newsom had done a really bad job on taking care of homeless population in California. If he can’t fix the problem, the federal govt will get involved ). Trump chỉ trích Newsom và Pelosi rằng thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết nạn vô gia cư tại tiểu bang Cali. Cali hiện nay có tỉ lệ là 3% homeless, con số cao nhất nước Mỹ. Nếu Newsom không giải quyết được vấn đề gia cư tại tiểu bang mình, Liên Bang sẽ có kế hoạch can thiệp vào việc này. Trump cũng chỉ trích rằng địa hạt Pelosi đại diện là một trong những vùng dân cư phạm pháp, hỗn độn dơ dáy nhất Cali. Trump kêu gọi Pelosi hãy lo cho dân của mình, đừng chăm chú vào việc luận tội ông ta, vì thật ra nhiệm vụ của một dân biểu là lo cho dân chúng mình đại diện chứ không phải là tìm đủ mọi cách để buộc tội một tổng thống (Hoax Impeach).

Chúng ta ai cũng biết, mỗi tiểu bang là một nước nhỏ của liên bang Mỹ. Mỗi thống đốc tiểu bang là một ông tổng thống nhỏ. California có một tổng thống nhỏ với 60 triệu dân, một tiểu bang giàu có so với nhiều nước cùng cỡ dân số trên thế giới. Tuy tiểu bang có quyền hành chánh theo ý họ, nhưng nhiều vấn đề vẫn bị chi phối bởi liên bang.

Một thí dụ nhỏ, một người dân Cali lãnh food stamp, họ có hai nguồn cung cấp, một từ liên bang, một của tiểu bang. Tiền Food stamps của liên bang không thay đổi, nhưng tiền do tiểu bang có thể thay đổi tùy theo tiền đóng thuế của dân chúng của những tiểu bang này. Cũng theo cách này, Medicare là của liên bang, gồm part A, part B, và Part C, D.  Như vậy tiểu bang nào tiền mua part B đều giống nhau, Part A the free. Nhưng Part B chỉ trả 80% chi phí bệnh nhân phải trả cho bác sĩ mà thôi. 20% còn lại, bệnh nhân phải trả bằng tiền túi của mình, vì vậy, họ phải mua Supplement insurance, số tiền để mua supplement insurance thay đổi tùy theo từng hãng bảo hiểm bán cho họ, và  tùy theo những quyền lợi (benefits) được chi trả, do vậy tiền này khác nhau.

Nói chung, một Tổng thống không có quyền cách chức thống đốc tiểu bang, nhưng có quyền can thiệp trong nhiều lãnh vực phục vụ dân chúng Mỹ. Những tiểu bang có thống đốc là Cộng Hòa, sẽ áp dụng chính sách về cư trú, Housing, Medicare, welfare theo đường lối của Tổng Thống Trump. Những tiểu bang có thống đốc Dân Chủ như Cali, New York, Virginia, New Jersey sẽ theo đường lối của đảng Dân Chủ. Đại khái là Ông nói suôi, bà nói vừa suôi vừa ngược, thành ra Tổng Thống Mỹ vẫn bị những tiểu bang chống lại, đây chính là điểm mạnh của hệ thống Dân Chủ phân quyền, một cách độc đáo của Mỹ. Hệ thống này ngăn cản việc lạm dụng quyền lực của Tổng Thống. Tổng thống Mỹ là người đựơc dân bầu để điều hành chứ không phải là cai trị nước Mỹ.

CBĐ cảm ơn quý vị.
Phạm Văn Lương, K20





Pages