Chuyện Bên Đường - Tháng 5, 2020 - Bài 2 - Đa Hiệu Online

Sunday, May 17, 2020

Chuyện Bên Đường - Tháng 5, 2020 - Bài 2


Tuần qua, nhiều tin tức về bầu cử, về Coronavirus tiếp tục gây xáo trộn trong dư luận, khiến nhiều người Việt trong chúng ta, chẳng hiểu đâu vào đâu, chẳng biết tin như thế nào.  CBĐ xin tóm tắt vài tin quan trọng để quý vị đọc. CBĐ  không đưa những đề tài nghiên cứu sâu  rộng về hàng loạt tin tức quý vị nghe mỗi ngày, tuy nhiên,  có thể phân chia tin tức hiện nay tại những cộng đồng lớn như California, Houston Texas, Washington DC, Maryland, Virginia.

Nước Mỹ, vì những động lực chính nhằm gây ảnh hưởng trong cuộc tranh cử 2020, dẫn đến sự xung đột về chiến dịch chống bệnh dịch Coronavirus. Đảng Dân Chủ, với mục đích duy nhất, gây khó khăn cho T/T Trump trong công việc hàng ngày, hai nhiệm vụ sống còn của nước Mỹ, một là chống nạn dịch Covid-19, hai là giúp kinh tế Mỹ không diễn biến tồi tệ hơn vì xã hội bị tê liệt, làm ngưng trệ nền sản xuất của Mỹ. Tổng Thống Trump đang cố gắng nới lỏng việc đóng cửa mọi hoạt động kinh tế, mặt khác vẫn duy trì được việc kiểm soát bệnh dịch toàn cầu tiếp tục lây lan trên toàn thế giới.

Ngày thứ Sáu, 15 tháng 5, T/T Trump tuyên bố, nước Mỹ có thể sẽ tiếp tục đóng góp vào quỹ hoạt động của WHO. Trước đây, T/T Trump đã đe dọa không đóng góp vào quỹ này, vì cơ quan WHO của liên hiệp quốc đã về phe với Trung Cộng trong việc không thông báo kịp thời tin tức chính xác về cách lây lan của virus Covid-19. Sự chậm trễ có dụng ý của Trung Cộng gây ảnh hưởng nặng nề trong việc phòng bệnh Coronavirus, từ đó nó phá vỡ mọi nền kinh tế của Thế Giới. Tất nhiên, mọi nước đều biết, nếu Mỹ không đóng góp 500 triệu dollars vào quỹ này, kể như cơ quan WHO phải ngưng hoạt động, hay chỉ hoạt động cầm chừng, không hiệu quả. Trung Cộng, trên thực tế chỉ đóng 40 triệu dollars vào quỹ này, nhưng lại chi phối toàn bộ hoạt động của WHO. Sở dĩ, T/T Trump tuyên bố tiếp tục trở lại việc đóng góp tiền cho quỹ WHO, vì Mỹ đang ủng hộ  Đài Loan trở lại làm quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc. Đặc biệt Đài Loan là một trong những nước đã thành công chặn đứng sự lây lan của nạn dịch Coronavirus. Đài loan là nước đầu tiên báo động cho thế giới về nạn đại dịch nguy hiểm phát sinh từ thành phố Vũ Hán, và Đài Loan cũng đóng góp những sự giúp đỡ hữu ích cho các nước trong khối Châu Âu, và ngay cả nước Mỹ. Hiện nay đã có 60 nước theo chân Mỹ ủng hộ Đài Loan, trở thành quan sát viên, và có chân trong cơ quan WHO của Liên Hiệp Quốc. Hành động đưa Đài Loan trở lại Liên Hiệp Quốc, công thêm việc bán máy bay loại tối tân F35,  cũng như thường xuyên cho Hàng Không Mẫu Hạm vào vùng biển Đài Loan để chọc tức Trung Cộng, tỏ rõ thái độ chống Trung Cộng trong việc bành trướng quân sự của nước này.  Mỹ đóng góp tiền cho WHO, ngăn chặn ý định cho rằng Mỹ không đóng góp tiền, tất nhiên không có tiếng nói, vì từ xưa tới nay bao giờ, ở đâu câu nói “Money Talk," miệng người sang, có gang có thép, cũng đều có giá trị. Nước Mỹ trở lại ủng hộ Đài Loan bằng cách đóng góp 500 triệu dollars cho WHO.  Một cách xử dụng đồng tiền có tác dụng rất rõ ràng, từ xưa tới nay, Trung Cộng chỉ đóng góp 1/10 so với Mỹ, nhưng mọi nước lại coi Trung Cộng là nước quyết định, bây giờ, với một động tác rút tiền khỏi WHO, mọi nước trên Thế Giới, mới nhận ra rằng, đừng nghe Trung Cộng, hãy nhìn xem, nếu không có Mỹ, thử hói WHO sẽ làm được gì cho quỹ y tế của thế giới.

Tin thứ hai, ngày hôm qua, Nancy Pelosi và đám dân biểu của Dân Chủ, sau thời gian vắng bóng tại quốc hội, trở lại bằng cách bỏ phiếu thông qua dự luật lớn chưa từng thấy. Dự luật 3 ngàn tỉ dollars, cũng mang tên là quỹ giúp dân Mỹ sinh hoạt bình thường, giúp hãng xưởng duy trì trả nhân công, giúp cơ sở thương mại mượn tiền để tái sản xuất. Tuy họ dấu diếm những khoản chi tiêu dụng ý của họ như

  • $1,200 cho dân nhập cư lậu, 
  • Trả tiền cho các bệnh viện chữa bệnh cho dân bất hợp pháp, 
  • Trả tiền shelter cho người homeless, 
  • Trả tiền mướn nhà cho dân homeless, 
  • Trả tiền giúp cho các tiểu bang Xanh (Dân Chủ) bị thâm thủng ngân sách trầm trọng.
Những loại tiền tưởng chừng như giúp dân nghèo, nhưng thực tế chỉ là tiền mua lá phiếu của họ, biến người nghèo thành những người ủng hộ loại dân biểu ngủ gật của đảng Dân Chủ. Pelosi biết rõ dự luật này chắc chắn sẽ bị phe Cộng Hòa chặn tại sàn thượng viện, và T/T Trump đã nói trước, ông sẽ veto cho dù dự luật được thông qua tại Thượng Viện. Pelosi biết như vậy nhưng vẫn cho thông qua tại hạ viện, mục đich có cớ để đổ tội cho T/T Trump cản trở việc chi tiền vô tội vạ này. Ai cũng biết, mục đich chính của dự luật là phe Dân Chủ muốn có tiền cho những tiểu bang Dân Chủ đang vỡ nợ như California, New York, New Jersey. Những tiểu bang vỡ nợ đều do thống đốc thuộc đảng Dân Chủ. Điển hình là California, thống đốc tiểu bang đã đưa ý kiến giảm lương công nhân viên chức tiểu bang để giảm bớt nợ. Đây chỉ là trò mị dân, vì Cali hiện nay thâm thủng tới hơn 50 tỉ dollars, tiền đâu mà bù đắp nổi số nợ này.

Một thí dụ cho quý thấy, trong việc hợp đồng mua khẩu trang, mặt nạ. Cali đã ký hợp đồng với một công ty sản xuất xe hơi Trung Cộng, có trụ sở tại Mỹ.  Tiền trả cho những mặt nạ, khẩu trang này đắt hơn nhiều với giá của các công ty Mỹ. Các dân biểu và TNS Cộng Hòa của tiểu bang dự trù chất vấn thống đốc tiểu bang về việc này, nhưng ông Gavin Newsom không chịu cho biết lấy lý do vì dựa theo hợp đồng, ông không tiết lộ được. Tuy nhiên  dưới áp lực mạnh mẽ của các dân biểu này, chỉ một tuần sau, văn phòng thống đốc thông báo, họ nhận được tiền trả lại từ công ty Trung Cộng. Số tiền này khoảng hơn 400 triệu dollar,s lý do hàng cung ứng không đúng thời gian ký giao kèo. Nhiều người cho rằng, đây chỉ là tiền nuốt không trôi, sợ lộ tẩy, đành phải trả lại cho Cali. Người dân chỉ biết phong phanh California đã mua giá rất đắt so với giá cả của cùng mặt hàng sản xuất tại Mỹ. Thí dụ như một khẩu trang thông thường, công ty Mỹ chỉ bán giá 67 cents một cái, trong khi đó Tiểu bang trả giá gấp 3 lần để mua 1 cái khẩu trang tương tự làm tại Trung Cộng. Nền kinh tế của California, đứng hàng thứ 20, của thế giới, so sánh với các nước khác, nhưng với sự lãnh đạo của thống đốc Dân Chủ như Jerry Brown, giờ này Gavin Newsom, kinh tế California bị phá sản.

Trở lại việc Pelosi thông qua dự luật 3 ngàn tỉ dollars, không phải vì muốn giúp đỡ dân Mỹ muốn mở cửa làm việc mà muốn bao che số dân từ xưa tới nay chuyên sống dựa dẫm vào những chương trình phúc lợi của Mỹ. Người Mỹ cần phải biết, khi chúng ta đi làm, hãng xưởng phải trả một phần vào quỹ để trả lương trong trường hợp hãng xưởng bị đóng cửa. Giờ này, đảng Dân Chủ, khuyến khích công nhân nằm nhà để lãnh tiền thất nghiệp vì vụ Coronavirus. Khoảng hơn 30 triệu người không có việc làm, kinh tế nước Mỹ sẽ bị phá sản, nếu không có biện pháp nào thay thế, nếu chỉ nghĩ đến việc in tiền phát cho người thất nghiệp.

Như vậy câu hỏi tại sao, đảng Dân Chủ muốn kéo dài việc đóng cửa này. Điều rất đơn giản, đảng Dân Chủ muốn kinh tế Mỹ suy thoái, kéo theo sự sụp đổ niềm tin vào T/T Trump, từ đó ảnh hưởng vào lá phiếu cử tri ủng hộ T/T Trump. Một điều rất quan trọng phe Dân Chủ muốn, chính là việc giành ra một số tiền khá lớn để dùng cho ngân sách bỏ phiếu bằng đường bưu điện, đăng ký cử tri và bỏ phiếu trong cùng ngày, chỉ có cách này, phe Dân Chủ mới hy vọng phần nào, đảo ngược được kết quả của cuộc bầu cử năm 2020. Đảng Dân Chủ hơn ai hết biết, cử tri đã chán chiêu bài mai ăn khỏi trả tiền của họ, Tất nhiên chuyện bầu bán của người Mỹ không phải dễ dàng như phe Dân Chủ mong muốn, người dân Mỹ rất sáng suốt thấy rõ bộ mặt của dân biểu phe Dân Chủ, họ ý thức rõ ràng nền kinh tế kết quả như hiện nay chỉ vì nạn dịch Trung Cộng, không phải do T/T Trump làm ra. Nạn dịch này, không chỉ phá nước Mỹ, nó đã phá cả thế giới. Tóm lại dự luật 3 ngàn tỉ dollars lần này chỉ là một món quà trên giấy của Pelosi, nhằm giúp cho các tiểu bang Dân Chủ, giúp bưu điện hoạt động không hữu hiệu, trong khi họ thua lỗ, Bưu Điện  lại nuôi UPS, US Express, làm giàu cho những công ty chuyển vận  bưu  kiện, bưu phẩm. Buu điện Mỹ càng thua lỗ, UPS, U.S Express càng ăn nên làm ra. T/T Trump tuyên bố, bưu điện liên bang phải điều chỉnh và cải tổ phương pháp hoạt động cho hữu hiệu, có lời, lúc đó mới mong chính phủ đổ thêm tiền vào nghành này, nếu không, ông sẵn sàng giao cho Tư nhân đấu thầu nghành bưu điện liên bang, từ lâu nay chỉ thua lỗ.

Mục đích của dự luật kích thích kinh tế lần này sẽ giúp Nancy Pelosi có cớ để thương lượng với hành pháp về dự thảo tiền bạc, tức là có cớ cho dân chúng Mỹ nghĩ rằng quốc hội phe Dân Chủ luôn lo lắng tới cuộc sống của dân Mỹ, nhưng xem chừng Pelosi không bao giờ đạt được mục đích câu phiếu cho cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020 cả.

Hàng ngày, tại mỗi tiểu bang đều có biểu tình đòi mở cửa nhà máy, khách sạn, và dịch vụ sinh hoạt công cộng. Người Dân Mỹ sẵn sàng chấp nhận sự cách giãn giao tiếp, đeo khẩu trang để làm việc, vì họ ý thức được nước Mỹ không thể nào đóng cửa dài lâu, ngồi nhà lãnh tiền trợ cấp xã hội, tiền trợ cấp thất nghiệp.

Đóng cửa nền sản xuất mạnh mẽ của Mỹ là biện pháp tồi tệ nhất trong giai đoạn này, vì cho dù họ ngồi không trong nhà, mang mặt nạ ra ngoài đường, họ vẫn bị lây nhiễm Virus, bằng cách này hay cách khác, tức là họ vẫn bị chết vì covid-19, cộng thêm vào đó, họ vẫn thiếu lương thực, thiếu ăn. Người Mỹ chấp nhận giải pháp song hành, vừa chữa bệnh, tìm vaccine, tìm thuốc chữa hiệu quả, vừa sản xuất, họ không nghe lời các người đảng Dân Chủ, nằm chờ sung rụng.

Quý vị đón đọc bài tiếp theo về việc Obamagate, lộ mặt nạ bỉ ổi của Obama trong chiến dịch hơn 3 năm nhằm lật đổ một tổng thống hợp pháp do dân bầu.

CBĐ cảm ơn quý vị.
Phạm Văn Lương, K20


Pages