Chuyện Bên Đường - Tháng 9, 2019 - Bài 4 - Đa Hiệu Online

Monday, September 23, 2019

Chuyện Bên Đường - Tháng 9, 2019 - Bài 4


Phạm Văn Lương, K20

Tuần vừa qua, tình hình tranh cử của đảng Dân Chủ gay cấn với sự đổi ngôi của Elizabeth Warren. Theo bảng thăm dò mới nhất tại Iowa, bà này lần đầu tiên vượt lên hàng đầu, hơn Joe Biden khoảng 6 điểm, sau đó Joe Biden, Bernie Sanders, thị trưởng hai giới tính Pete Buttigieg và Kamala Harris. Ủy ban tranh cử của Dân Chủ vẫn do dự chưa muốn nâng tỉ số tín nhiệm của dân chúng lên 3 hay 4%, và tăng số tiền gây quỹ của ứng cử viên, vì họ không muốn một số ứng cử viên không hội đủ điều kiện phải bỏ cuộc chơi. Mới đây, thị trưởng New York City Bill De Blasio, đã tuyên bố bỏ cuộc vì không được ủng hộ. Ông này là người sau cùng trong danh sách tranh cử và là người đầu tiên tự rút lui, với lời tuyên bố ngắn ngủi “Chưa phải thời điểm thuận tiện nhất của tôi." Thật khôi hài với Blasio, khi ông ta đi vận động tranh cử, cảnh sát New York lại biểu tình chống thị trưởng của mình, kêu gọi ông này về nhiệm sở, để làm việc. Trong một trả lời với NBC, Blasio đã nói, có tháng, ông ta chỉ tới nới làm việc 5 giờ, còn lại, ông ta nghe tin tức, thời sự tại nhà, coi như đó là thời gian làm việc.

Quý vị cũng biết quốc hội nghỉ hè là 6 tuần lễ, mới trở lại văn phòng để làm việc. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều ứng cử viên Dân Chủ thuộc loại này, ngay cả Bernie Sanders, là TNS một tiểu bang rất nhỏ Vermont, miền Đông Bắc nước Mỹ, chẳng ai nghe hoạt động của Bernie Sanders trong quốc hội, nhưng cứ tới thời gian tranh cử tổng thống, là có ông ta đi hàng đầu, và luôn với chiêu bài “Tình cho không biếu khống.“ Bernie Sanders cho dân Nam Mỹ nhập cư thoải mái, đàn bà phá thai tự do, sinh viên khỏi trả tiền nợ Student Loan, ông ta dự trù đầu tư tiền tỉ để làm nhà cho dân homeless. Mới đây nhất, Sanders ttuyên bố, sẽ xóa số nợ 80 tỉ đô-la cho những người đang nợ tiền chữa bệnh.

Khi nói tới tiền nợ chữa bệnh, CBĐ xin bàn một chút xíu vào việc này để chúng ta hiểu rõ hơn, tuy chỉ bàn tới hệ thống Medicare mà người Mỹ được hưởng. Thông thường, một người lao động, đóng thuế được 40 quarters (10 năm), và ở tuổi 65, người đó retired, sẽ được hưởng Medicare. Đây không kể những người hưởng SSI, tuy còn trẻ, vẫn được hưởng Medicare, hay nhiều tiểu bang gọi là Medicaid. Những người này, nhiều người không làm việc đủ 40 quarters, nhưng vì mất tiền lương lao động (income), ở đây, người ta gọi là unearned income, tức là tiền không có từ lợi tức do việc làm mang lại, ngoài số tiền bệnh, khoảng $1150, tùy theo tiểu bang, tiền này thường gọi là uncountable (không dùng để tính vào bất cứ hồ sơ xin việc gì, hay đóng thuế.) Số tiền đi làm gọi là Countable income, tức là tiền bắt buộc phải tính khi khai thuế cuối năm. Như vậy, giả thử một người tuổi 60, đã làm hơn 40 credits, có được hưởng Medicare không?. Câu trả lời đơn giản là không, vì chưa tới tuổi 62, hay 65 theo luật định. Nếu người đó nghỉ ở tuổi 62, và income ít, nếu bị bệnh, họ được xin những loại tiền chữa bệnh, tùy theo tiểu bang, hay xin Free Care.

Medicare gồm 3 phần (parts):

  1. Part A (Hospital Insurance), Part A sẽ trang trải lệ phí cho người hưởng Medicare khi  họ nằm chữa bệnh tại bệnh viện, chăm sóc đặc biệt cần y tá có khả năng về bệnh  của người hưởng Medicare (skilled Nursing), nằm trong nhà bệnh nặng gần chết, những bệnh nhân phải điều trị tại nhà (home health care). 
  2. Part B (Medical Insurance ), phần này sẽ trang trải chi phí cho bác sĩ, và những chuyên viên chữa trị bệnh (service from Doctor, health care proviber), trang trải lệ phí cho bệnh nhân phải chữa trị ngoài bệnh viện (out patient care), home health care như trường hợp gẫy xương hông, sau khi nằm bệnh viện, phải cần tới Therapist để tập đi đứng  (Rehabilitation), tiền trả cho những dụng cụ như Wheel chair, walkers, hospital beds.
  3. Part D (Prescription drug coverage). Part D do những công ty tư nhân, nhận những hợp đồng, lệnh đặc biệt từ chính phủ. 
Part C còn gọi là Medical Advantage, loại này bao gồm A, B, D, nhưng thường loại này phải theo danh sách bác sĩ, bệnh viện nằm trong guồng (tier) của chính phủ quy định. Loại này thường trả copayment ít hơn (out of pocket), nhưng không được chuộng bởi các bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ chuyên khoa. Hơn nữa, bệnh nhân phải được giấy refer (giới thiệu )của bác sĩ gia đình (primary care doctor), để được chữa trị của bác sĩ chuyên khoa (specialist doctor). Thông thường với Medicare thường dùng (original Medicare), bệnh nhân được chi trả 80% bệnh phí. 20% còn lại do bệnh nhân tự trả mỗi lần chữa bệnh. Như vậy, khi quý vị retire, thường quý vị phải mua part B (trừ trực tiếp) từ tiền security benefit của quý vị, mỗi người giống nhau khoảng $120. Khi quý vị bị bệnh, Medicare sẽ trả 80% tiền bệnh viện của quý vị, quý vị phải trả 20% chi phí còn lại, nên nhớ 20% là số tiền lớn nếu quý vị nằm bệnh viện 4, 5 ngày. Số tiền này có thể cả 10, 000 đô-la. Medicare trả 80% tức là 8,000, quý vị phải trả $2,000 (out of pocket). Nếu quý vị lãnh tiền hưu khoảng $856, quý vị thấy $2,000 không phải là số nhỏ.

Nhiều người đã chọn 1 trong hai cách như sau,

  1. Cách thứ nhất mua supplement insurance, phải trả, tùy theo hãng khoảng $165, hay $185 một tháng. Hãng insurance sẽ trả 20% tiền chi phí bệnh viện của quý vị .
  2. Cách thứ hai là không mua gì cả, nếu lỡ bị bệnh, họ vẫn được chữa, sau đó nhận bill, trả từ từ, kiểu nợ mòn con lớn. 
Một điều chúng ta phải nhớ kỹ rằng, dù gia`u hay nghèo, lãnh hưu nhiều hay ít, số tiền chữa bệnh sau khi khấu trừ 80% là tiền nợ. Có điều, tùy theo income, quý vị được tiểu bang trả nợ giùm hay quý vị trả lần lần, không ai xù được. Nợ hay trả tùy theo tiền quý vị được lãnh khi ở tuổi retired. Đây chính là trường hợp, ông già Noel, Bernies Sanders mới nghĩ ra một món quà nữa, nếu Sanders đắc cử, ông ta cho xù tiền nợ bệnh viện bác sĩ (20%). Có điều, quý vị nhớ rằng Sanders là một hippies, tóc dài thập niên 1960, dựa vào phong trào này, ứng cử và đắc cử, từ đó tới nay, Bernies chẳng làm gì ích lợi cho dân tiểu bang Vermont của ông ta cả. Bernie Sanders chuyên làm đồ mã, cúng cô hồn, cho cử tri đi xe giấy, máy bay carton, xài tiền âm phủ. Bernie Sanders và ứng cử viên Dân Chủ, hơn lúc nào hết, đang mang lời rao “Mai ăn khỏi trả tiền", ngày mai đó không bao giờ có, trong quá khứ, hiện tại và tương lai của nước Mỹ.

Đáng lẽ CBĐ sẽ viết về sự xuống dốc của Joe Biden, nhưng hẹn với quý vị vào bài sau. CBĐ sẽ viết tại sao Joe Biden ở tình trạng như hiện nay, và tệ hơn nữa, Joe Biden có thể không có tên trong các ứng cử viên của phe Dân Chủ trong tương lai gần.

Tin kế tiếp, T/T Trump tuyên bố, theo ông, ông không cần phải chờ đợi kết quả của cuộc chiến thương mại giữa Trung Cộng và Mỹ. T/T Trmp biết chắc chắn là Trung Cộng đang ở giai đoạn khó khăn lớn vì cuộc chiến kinh tế này. Ông cũng cảnh cáo, Trung Cộng đừng chờ đợi, câu giờ, kéo dài cuộc thương thuyết, đừng hy vọng vào kết quả cuộc bầu cử Mỹ. Trump hứa đánh toàn diện khi ông ta tái  đắc cử năm 2020. Trung Cộng cũng thấy rõ đảng Dân Chủ không mảy may hy vọng nào vào năm 2020. Chắc nhiều quý vị đã xem một clip, những người dân Trung Cộng giành  nhau mua thịt, một clip khác, một người ăn cắp miếng thịt nhỏ bỏ vào túi quần, trong khi đó Trung Cộng vẫn ngoan cố trả đũa, tăng thuế vào thịt nhập cảng từ Mỹ.

Một tin khác, T/T Mỹ mới đây đã phong tỏa ngân hàng trung ương của Iran, đây là biện pháp mạnh nhất của Mỹ với Iran sau khi nước này giúp đánh phá giềng dầu của Saudi Arabia. Mỹ cũng tăng cường lực lượng vào nước dầu hỏa này, để sẵn sàng giúp đỡ Saudi khi cần thiết.

Nhìn chung, chính sách của Mỹ hiện nay là xây dựng một quân đội Mạnh, gây áp lực kinh tế thay vì dùng quân đội để giải quyết. T/T Trump nhận thấy việc mang quân đánh một nước nào dù lớn hay nhỏ, khi vào thì dễ dàng, nhưng khi muốn rút quân ra, thật không phải dễ. Một chiến lược khác với đồng minh NATO là họ phải tự phòng thủ nước họ, NATO phải đóng góp vào ngân sách của NATO theo đề nghị của Mỹ. Mỹ không thể để đồng minh dựa giẫm, trong khi đó, họ lại mua bán với các nước thù nghịch với Mỹ như Nga, và Trung Cộng.

Cảm ơn quý vị.
Phạm Văn Lương, K20



Pages