Chuyện Bên Đường tháng 6 năm 2019 - Bài Bảy - Đa Hiệu Online

Monday, June 24, 2019

Chuyện Bên Đường tháng 6 năm 2019 - Bài Bảy


Trong tuần qua, hai sự kiện làm dậy sóng tình hình vốn dĩ không bao giờ yên ổn vì phe Dân Chủ tiếp tục đưa trát đòi cho nhiều nhân viên đang làm việc, hay đã làm việc với T/T Trump. Lý do quanh đi quẩn lại vẫn nằm ẩn hình cho mục đích chính trị, mục tiêu để lật đổ T/T Trump. Họ đưa ra hai hình thức trái ngược trong những buổi họp báo hàng tuần của Nancy Pelosi, khuôn mặt giờ này, mọi người đều biết cho dù họ không quan tâm tới tình hình nước Mỹ nhiều lắm. Đó là Pelosi luôn phát biểu, mục tiêu của phe Dân Chủ không nhằm bãi chức (impeach) Trump, nhưng phía sau  những buổi họp báo, hậu trường phe Dân CHủ lại khác hẳn. Tất cả đều là những buổi điều trần do trát đòi của quốc hội, và những hồ sơ đưa lên tòa trên kiện các  bộ trưởng của Trump như Tư Pháp, Tài chính, những cố vấn an ninh của hành pháp. Mới nhất là hôm nay, Quốc Hội mới đưa trát đòi Kellyanne Conway, cố vấn cao cấp của Trump, phe Dân Chủ đòi Trump phải cách chức bà này theo luật Hatch Act, có nghĩa là bà đã vi phạm luật cấm vận động ủng hộ cho các ứng cử viên, hay có những hành động có lợi cho ứng cử viên của mình. Ở đây, Conway bị tố cáo, có những phát ngôn có lợi cho Trump trong mùa tranh cử 2020. Khi quý vị đọc bài này, Conway họp báo phản đối việc cáo buộc bà, cho rằng quốc hội không hiểu thế nào là Hatch Act.

Trở lại chuyện T/T Trump cho lệnh ngừng thả bom Iran để trả đũa nước này đã hạ chiếc máy bay không người lái của Mỹ. Theo Tổng Thống, trước khi ra lệnh cuối cùng để phi cơ xuất phát thả bom. Trump hỏi ba câu hỏi, trong đó, một câu, mà câu trả lời đưa đến quyết định ngưng cuộc tấn công này. Trump hỏi vị tướng chịu trách nhiệm chỉ huy cuộc không kích, số thương vong về phía Iran tại 3 mục tiêu. Vị tướng trả lời “ Thưa Tổng Thống 150 người “. Trump kể lại, tôi suy nghĩ, để trả đũa việc mất một máy bay không người lái, chỉ vài phút sau thôi 150 xác chết sẽ nằm dưới lằn bom đạn. Kết quả này quá nặng, so sánh với chiếc máy bay người Mỹ bị Iran bắn hạ, cho dù họ gọi đó đưới bất kỳ một tên gọi nào. Nhiều người nghi ngờ, chắc gì Trump ngưng cuộc oanh tạc chỉ vì tội nghiệc cho người dân Iran vô tội kia, nhưng theo CBĐ, chúng ta phải chấp nhận, đó là lý do của tổng thống đưa ra, nếu chúng ta  không giải thích được chính xác những gì trong đầu của Trump khi quyết định việc này. Điều này giống như định đề Euclide trong toán học, tuy không chứng minh được mà phải chấp nhận. Cứ theo định đề này, Trump được điểm tốt về lòng nhân đạo, không nỡ giết người khi chưa thật cần thiết. Trump đã giải thích như sau “Đối với việc Iran. Nước Mỹ sẽ tăng thêm áp lực nặng nề thêm để cấm vận kinh tế của nước này, nước Mỹ không hề sợ chiến tranh tuy không muốn chiến tranh. Nước Mỹ hiện nay là nước sản xuất dầu hỏa nhiều nhất thế giới vì vậy không bao giờ Iran có thể gây áp lực với Mỹ về việc này." Ông nói tiếp, tôi biết nhiều bộ trưởng và cố vấn của tôi (ý nói tới diều hâu John Bolton, và bộ trưởng Ngoại Giao Pampeo, tốt nghiệp West Point) muốn tôi thả bom Iran, tuy nhiên người  quyết định vẫn là tôi ( the fact of the matter is me)." Sau quyết định này, John Bolton đang có mặt tại nước Do Thái đã tuyên bố “Iran đừng nghĩ là T/T Trump yếu trong việc này, hãy coi chừng, đừng điên rồ nghĩ tới những việc bắn hạ hay tấn công, vào những công sự, hay mục tiêu của nước Mỹ một lần nữa. Mọi biện pháp tấn công dù là kinh tế hay quân sự vẫn còn nằm trên bàn của tổng thống Trump." Ngày hôm qua, phó tổng thống Mike Pence cũng tuyên bố như vậy. Tổng Thống Trump vẫn giữ những quyết định quan trọng kể cả tấn công Iran khi cần thiết. Như vậy, khi những nhân vật quan trọng của nội các đưa những ý kiến trên. Họ đã đưa T/T Trump lên một mức cao hơn, nghĩa là T/T Trump không phải là một lãnh tụ hiếu chiến, quyết định của ông dựa trên vấn đề nhân bản, nhân đạo. Một điểm nữa cần đưa ra, giả thử Iran tấn công Mỹ một lần nữa như bắn máy bay, bắn tàu thủy, T/T Trump ra lệnh tấn công Iran, lúc đó, không một dư luận nào từ quốc hội Dân Chủ, từ báo chí truyền hình, từ bọn phản chiến thân Iran như John Kerry, Obama, như những ứng cử viên Joe Biden, Elizabeth Warren, Bernie Sander, phản đối được. Trump có danh chính, ngôn thuận “I say so, Tôi đã nói rồi, đừng đùa với lửa“. Tôi là Donald J Trump, không phải là Barrach Obama, không phải là Hillary Clinton, không thể giết đại sứ Mỹ và nhân viên tòa đại sứ như bọn khủng bố đã làm mà không bị trừng phạt. Về điểm này, ngôn ngữ của Mỹ gọi T/T Trump, hoàn toàn chiến thắng về mọi phương diện hay "A Win, Win."

Cũng trong tuần qua, hôm thứ Sáu  ngày 21. Trước khi đi họp tại Camp Davis về vấn đề quân sự. T/T Trump tuyên bố ngày Chủ nhật, ngày 23 tháng sáu, cảnh sát chuyên trách về di dân lậu Police ICE sẽ hành quân, bố ráp và bắt giam những người di dân nhập lậu, đã lẫn lộn trong nhiều thành phố của nước Mỹ. Police ICE có giấy đòi của tòa án trong tay (Warrant hay Court Order), bắt tới đâu, trục xuất tới đó. Trump tuyên bố với báo chí trước khi lên trực thăng. Lệnh bắt và trục xuất này là một lệnh đã có từ lâu, nhưng những gia đình và cá nhân này không thi hành, không trình diện. Trump giải thích hành động này là việc phải làm như sau “Những cá nhân, hay những gia đình này đã nhập vào Mỹ không có giấy tờ, cư trú không hợp lệ và hơn nữa họ vi phạm luật lệ nước Mỹ. Dân nhập lậu, ở lậu, đi làm lậu, không hợp pháp, rõ ràng họ là 'Illegal people violated the law, run the law, run the Court '." Trong chiến dịch này, Police ICE sẽ hành quân tại 10 thành phố lớn, nổi tiếng tại Texas, Chicago, Las Vegas, và California. Chiến dịch này có thể liên quan tới việc bắt bớ khoảng 10 triệu người. Sau khi tuyên bố, Trump lên máy bay, có một điều, ngay tối hôm đó, Nancy Pelosi, xuống nước, gọi điện thoại cho Trump, hai người nói chuyện khoảng 12 phút. Sáng hôm sau. Trump ở thế thượng phong, lại một lần nữa (I Say So. Tôi nói rồi). Trump tuyên bố “Tôi vừa ra lệnh ngưng cuộc hành quân cảnh sát tại 10 thành phố, dự trù vào ngày Chủ Nhật. Tôi cho quốc hội 2 tuần lễ để quốc hội ngồi lại nói chuyện với nhau, để quyết định về việc ban hành luật cải tổ về di trú (Asylum Law)." Theo Hành Pháp, có rất nhiều sai sót, lỗ hổng (loophole), khiến di dân vẫn nhập vào Mỹ một cách bất hợp pháp. Thí dụ như lệnh Cảnh Sát biên phòng không thể giữ trẻ em quá 21 ngày, khiến họ phải thả những trẻ em này. Một việc khác có từ thời Obama là bắt rồi thả (Catch & Release). Nói nôm na là bắt cóc bỏ dĩa, bắt được người lậu từ chỗ này, lại thả ra sau vài ngày giam giữ. Tốn tiền bắt, nuôi ăn, chữa bệnh, lại tốn tiền thả, cũng một người bị bắt này, không ai khác. Theo phe Cộng Hòa, Quốc Hội phải thảo luận được một luật hẳn hòi, và đặc biệt thật rõ ràng qui định các chủ nhân hãng xưởng không được thuê mướn nhân công không có giấy tờ hợp lệ. Việc này cũng có áp dụng tuy nhiên thiếu kết quả vì không có luật rõ ràng, và biện pháp chế tài nếu chủ hãng xưởng vi phạm luật cư trú. Qua việc trên, T/T Trump cho rằng, quốc hội Dân Chủ bù nhìn, không làm gì, chỉ lo truất phế Trump mà thôi. Họ cho rằng Cộng Hòa chỉ thêu dệt khủng hoảng biên giới, cho tới bây giờ họ phải chấp nhận khủng hoảng là một sự thật, gây xáo trộn cho các tiểu bang có biên giới chung với Mexico, nhưng họ không chịu hợp tác với Trump để giải quyết vấn đề. Lần này, sau hai tuần hợp tác. Nancy Pelosi tất nhiên, theo dự đoán, sẽ gây trì trệ, để câu giờ, lúc đó Police ICE sẽ hành quân, bắt giam giữ và trục xuất những người và cả những gia đình nhập lậu từ lâu, trốn tránh tại những thành phố bao che (sansctuary City) tại Mỹ. Chúng ta cũng cần biết, ngay bây giờ Mexico đang điều động 15 ngàn Vệ Binh Quốc Gia  (National Guards) của nước này dọc theo biên giới hai quốc gia. Trump đã mỉa mai, Mexico còn lo khủng hoảng biên giới cho nước Mỹ hơn cả quốc Hội phe Dân Chủ. Tóm lại, đối với Trump, những gì ông đã nói, ông ta sẽ làm, làm bằng được, không sớm thì muộn.  Nhiều khi, chúng ta có cảm tưởng Trump không cần làm tổng thống tới hai nhiệm kỳ, cho dù quốc hội có đì ông tới đâu. Trump vẫn một mực đường ta, ta cứ đi.

Câu chuyện cuối hôm nay. Phe Dân chủ hiện nay danh sách ứng cử viên tranh cử đã lên tới số 25 người. Bốn ứng cử viên hàng đầu trong tuần Trump tuyên bố tranh cử chỉ gây quỹ được khoảng 20 triệu, so sánh với 24.8 tỉ gây quỹ của Trump. Mới đây nhất, Bernie Sanders, ứng cử viên Xã hội Chủ nghĩa và Elizabeth Warren đưa ra một phương án, theo Sanders, Ông ta sẽ hủy bỏ khoản nợ khoảng 15 trillion tiền nợ của sinh viên mượn tiền đi học. Chẳng biết tiền đâu để trả vào khoản này. Elizabeth Warren, Massachusetts,  cũng có dự án tương tợ nhưng ít hơn, dựa vào yhu nhập của từng gia đình, họ cũng được ngưng trả tiền nợ họ đã mượn để học đại học. Đây có thể coi là chiến dịch phát kẹo bánh trung thu để câu phiếu, giống như bây giờ Live Stream để câu Chuông Subscribe, hay hãy tạm gọi là dự án “Mai ăn, không trả tiền”, dựa vào chuyện ngụ ngôn của người Việt Nam. Người Việt Nam thì thừa biết rồi, làm gì có ngày mai đáng yêu đó, để ăn khỏi trả tiền, chúng ta chỉ có "Tiền Trao, Cháo Múc" mà thôi. Tuần tới sẽ bắt đầu tranh luận giữa các ứng cử viên phe Dân Chủ. CBĐ có thể tường thuật tóm lược các đường lối chung và riêng của một số ứng cử viên phe Dân Chủ.

CBĐ còn tiếp, cảm ơn quý vị.

Phạm Văn Lương, K20




Pages