Khiếm Khuyết Của Phản Lực Cơ J-25 Gây Chết Người Trên HKMH Trung Cộng - Đa Hiệu Online

Wednesday, April 24, 2019

Khiếm Khuyết Của Phản Lực Cơ J-25 Gây Chết Người Trên HKMH Trung Cộng



Lời nói đầu: Là một cựu phi công phản lực của Quân lực VNCH, tôi chưa từng bao giờ thấy một đội quân nào trên thế giới mà các giới chức cao cấp của đội quân đó xem rẻ mạng sống thuộc cấp của mình. Duy nhất chỉ có quân đội Trung Cộng là một đội quân đã đối xử dã man ngay với cả những cấp dưới của họ. 

Với chiến thuật biển người của Mao trạch Đông ngày xưa, là lối xua quân làm bia đỡ đạn để đối phương phải chùn tay bắn giết, vì không muốn quá tàn nhẫn với ngay cả quân thù của mình.

Thì nay, với những thất bại về kỹ thuật trên không, các giới chức lãnh đạo Trung Cộng đã không màng đến sinh mạng, kể cả với những phi công của họ, để cố đạt được những tham vọng bành trướng, hầu trở nên một cường quốc trên biển.

Xin cống hiến bạn đọc một bài báo phân tích dưới đây để minh chứng sự thật này một cách rõ rệt nhất. 

Đinh tiến Đạo, K24
(phỏng theo Tuần báo The National Interest)


Sau vài thập niên giàu lên nhờ kinh tế phát triển, Trung Cộng đã cố gắng chạy đua vũ trang để hòng đuổi kịp những cường quốc phương Tây trong lãnh vực quân sự. Một trong những khí tài chiến tranh mà Trung Cộng đang muốn vươn tới là xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh, trong đó bao gồm những hạm đội hàng không mẫu hạm. Với tham vọng đó, đảng Cộng sản Trung quốc đã mua lại một hàng không mẫu hạm của Ukraine - một nước thuộc khối Liên Xô cũ, đã chế tạo một hàng không mẫu hạm và để nằm ụ khi Liên Xô tan rã -mang về tân trang xử dụng, hầu có thể sánh vai với các cường quốc khác.

Tuy nhiên, Trung Cộng đang gặp phải nhiều khó khăn với những kỹ thuật tân tiến trong việc điều hành những khí cụ thuộc loại "nhà giàu" này.

Theo một bài báo đăng trên tuần báo "The National Interest" ngày 5 tháng 7, 2018, tác giả Dave Majumdar đã phân tích những khó khăn của Trung Cộng, khi Hải quân nước này đang cố gắng phát triển hạm đội hàng không mẫu hạm.Tuy là cũ đối với hải quân Hoa Kỳ, nhưng đó là một khí tài quá mới mẻ với Trung Cộng.

Hiện nay, Trung Cộng đang cố gắng phát triển một loại phi cơ phản lực chiến đấu để dùng trên hàng không mẫu hạmhầu thay thế cho loại phản lực cơ Shenyang J-15, mà họ thường gọi tên là "Cá mập bay", đang được xử dụng để các phi công thực tập bay và đáp trên chiếc hàng không mẫu hạm mới toanh của họ.

Chiếc phản lực cơ chiến đấu J-15 - mà Trung Cộng từng tự hào là do họ chế tạo, thật ra là dựa theo loại máy bay mẫu T-10K-3 của Nga dùng để khai triển thành loại phản lực Su-33 Flanker-D của Nga - đã chứng tỏ không được hoàn thiện cho lắm khi Hải quân Trung Cộng mang ra xử dụng trên hàng không mẫu hạm. Phản lực J-15 được cải biến để dùng trên hàng không mẫu hạm mới củaTrung Cộng đã xảy ra những vụ tai nạn máy bay kinh khủng do lỗi kỹ thuật và hệ thống điều khiển trên phi cơ.

Chính vì những khiếm khuyết của loại phản lực cơ chiến đấu J-15 đã gây nên những tai nạn trầm trọng, đủ để Bắc Kinh phải trì hoãn chương trình phát triển chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai, hiện phải tạm gác lại, dùng để chứa loại phản lực J-15 này.

Một bài báo trên South China Morning Post đã đăng lời tuyên bố của tướng Zhang Honghe, Chỉ huy phó của Không quân Trung Cộng như sau:

"Phải có loại phi cơ mới cho hàng không mẫu hạm để thay thế cho loại J-15".

Bây giờ vẫn chưa rõ loại phản lực nào sẽ thay thế cho loại J-15, tuy nhiên nếu Bắc Kinh muốn cho ra "lò" loại phi cơ mới thì nhất định chiếc phi cơ đó phải có khả năng bay trên đường băng theo kiểu "nhẩy" (kiểu cuối đường băng được thiết kế cong lên).Đó là loại đường băng trên hàng không mẫu hạm loại 001 và 001A - loại này có tên gọi là Soviet Kuznetsovclass - hay là loại đường băng thẳng trong tương lai 002, mà phi cơ có thể xử dụng hệ thống phóng phi cơ điện từ (electromagnetic aircraft launch system (EMAILS)).

Những nhà phân tích về Hải quân Trung Cộng tiên đoán Bắc Kinh có thể sẽ phát triển loại phản lực FC-31 Gyrfalcon được biến thể cho Hải quân, do công ty quốc doanh Trung quốc Shenyang Aircraftchế tạo. Tuy nhiên cho đến nay vẫn không có thông tin chính thức nào xác nhận điều này, và Bắc kinh cũng không cho biết loại phi cơ phản lực nào sẽ thay thế cho chiếc J-15.

Theo tờ báo South China Morning Post (SCMP), sở dĩ Trung Cộng tránh không dùng loại phản lực J-15 trên hàng không mẫu hạm nữa, vì trong quá khứ những chiếc phản lực này đã gây ra ít nhất 4 tai nạn, mà kết quả có một người chết và một người nữabị thương trầm trọng trên hàng không mẫu hạm của họ. Tai nạn này là do thất bại vềmáy móc "không thể tha thứ" được.
Lỗi kỹ thuật trên được truy nguyên là do từ động cơ và hệ thống điều khiển của loại phản lực J-15.

Một nguồn tin khác cũng cho tờ báo SCMP biết "J-15 là loại phi cơ có nhiều lỗi tật trầm trọng, hệ thống điều khiển bay trên phi cơ không vững chắc chính là nguyên nhân gây ra tai nạn chết người hai năm trước".

Thật ra, trong hai tai nạn phi cơ do chiếc J-15 "đập tàu", theo SCMP cho hay hệ thống điều khiển phi cơ trên máy bay bị hỏng khi phi cơ đang bay để sửa soạn đáp trên hàng không mẫu hạm trong những lần phi công thực tập đáp trên đường băng. Người ta phỏng đoán rằng có thể những điều luật để điều khiển bay đã khiến cho phi công bị giao động hay có thể có những diễn biến xấu khác xảy ra.

Ngoài ra, không có một minh chứng nào về độ tin cậy của động cơ Shenyang Liming WS-10H, do hãng chế tạo động cơ quốc doanh Shenyang của Trung Cộng sản xuất, được gắn trên phản lực cơ J-15, có phải là một trong những nguyên nhân gây ra những tai nạn "đập tàu" của chiếc này không?

Những đời cũ của chiếc J-15 được gắn động cơ Salyut AL-31F của Nga xem ra có độ tin cậy hơn.

Cho dù các giới chức cầm quyền của Trung Cộng được cảnh báo về những lỗi của chiếc J-15 nhưng họ vẫn thúc ép cấp dưới phải khaitriển xử dụng loại này, bất chấp nó có gây ra tai nạn hay không.

Lối "hành xử" của những giới chức cao cấp Trung quốc thật khác xa với các giới chức Hải Quân Hoa kỳ. Mỗi khi có một loại phi cơ mới nào mà Hải quân Hoa Kỳ đem ra cho phi công thử nghiệm, nếu chiếc phi cơ đó có những vấn đề nghiêm trọng về an toàn trong lúc bay, thì Ngũ Giác Đài sẽ lập tức tuyên bố không cho phép đưa loại phi cơ trên vào xử dụng.

Theo một cựu chiến binh của đơn vị Hải quân Trung Cộng thổ lộ với tờ báo SCMP: "Dĩ nhiên là không thể tránh được tai nạn xảy ra trong lúc huấn luyện, nhưng khác với quan điểm của những đội quân các nước phương Tây, những phi công trong đội bay của Trung Cộng được lệnh là cho dù biết rằng phi cơ gặp trở ngại về động cơ nhưng họ phải cố "luồn lách" (work around) để "khắc phục" những hư hỏng của máy móc"(sic)

Có vẻ như Hải quân Trung Cộng đã tuyên bố không chấp nhận những tin tức liên quan đến loại phi cơ chiến đấu J-15 có vấn đề về máy móc bị hư kéo dài, ngay cả sau khi một phi công của họ bị tử thương vì chiếc phi cơ này bị tai nạn. Cũng theo báo SCMP "Các chuyên gia về hàng không của Trung Cộng thoạt đầu không chấp nhận loại phi cơ J-15 có 'sự cố' về thiết kế, nhưng họ đành phải chấp nhận sự thật sau khi Cao Xianjian, một phi công lão luyện của Hải Quân Trung Cộng, 'đụng trận' với những hư hỏng trên loại phi cơ này."

Do đó, bây giờ không ai ngạc nhiên là loại phi cơ J-15, mà Trung Cộng từng tự hào là đã tự sản xuất được, đã có những thất bại trầm trọng trong lãnh vực thiết kế.

Nói cho cùng, lối thiết kế máy động cơ theo lối "đảo ngược kỹ thuật - reverse engineering" trên loại phi cơ J-15 đã lấy cắp theo mẫu của loại phi cơ Sukhoi Su-33 của Ukraine. Phải công nhận kỹ sư Trung Cộng đã gặt hái được kết quả đáng kể về lối thiết kế Flanker từ loại T-10K-3 và Su-27 để biến chế theo lối của "Bắc Kinh", nhưng vì họ không sáng chế ra phản lực (jet) và hệ thống của nó, họ không hoàn toàn hiểu biết về khung sườn máy bay có những giới hạn cơ bản vốn liên quan đến hoạt động của hệ thống máy của phản lực cơ.

Sự thiếu sót về hiểu biết này có thể đã dẫn đến những trở ngại khi người Trung Cộng thiết kế ra chiếc phi cơ phản lực chiến đấu J-15 này.


Đinh Tiến Đạo, K24



Pages