Chuyện Bên Đường - Tháng 7, 2019 - Bài 2 - Đa Hiệu Online

Thursday, July 11, 2019

Chuyện Bên Đường - Tháng 7, 2019 - Bài 2


Phạm Văn Lương, K20

California OKs benefits to immigrants in country illegally

Trong tuần qua, nhiều  nhóm Email rộn ràng với kết quả của đội banh nữ của Hoa Kỳ, lần lượt hạ các đối thủ, để cuối cùng mang chiếc cup vô địch cho đội nhà. CBĐ tất nhiên như mọi người Việt Nam, đều thích đá banh hơn football của Mỹ. Thú thật từ khi thấy một cầu thủ Co-Captain của đội  Mỹ không hát quốc ca Mỹ, quỳ gối, không đứng chào cờ Mỹ, CBĐ không coi trận nào thêm của đội này nữa. Nước Mỹ đang ở một giai đoạn chia rẽ trầm trọng, khi T/T Trump có dự định mời đội vô địch tăm tòa Bạch Ốc, thì “Cậu“ đội trưởng này tuyên bố sẽ không tham dự buổi thăm viếng và tuyên dương này. CBĐ phải dùng chữ Cậu cho vị đội trưởng này vì từ cái tóc, khuôn mặt, màu tóc tắc kè, nếu để người này đứng riêng một mình, đố ai nói đúng là Cô hay Cậu. CBĐ chắc chắn sẽ gọi là Cậu, vì chẳng có gì là Cô cả. Giờ này, chưa biết T/T Trump có mời đội banh ba trái này hay không, nhưng Nancy Pelosi, speaker of the house, đã nhanh nhẩu mời đội USA thăm Quốc Hội Mỹ. Pelosi mừng rỡ như được vàng, với lý do rất trẻ con, "rằng thì là" kẻ chiến thắng đã nhận lời thăm tòa nhà quốc hội. Trong chiến thắng này, nếu quý vị để ý thấy là cờ Mỹ đã bị nằm chỏng chơ dưới sân cỏ, cho tới khi, một người trong đội Mỹ đã lượm lá cờ quàng trên vai chạy vòng sân trước sự reo hò của khán giả. Hành động này là hành động yêu nước Mỹ, đáng được dân Mỹ và T/T khen thưởng và gặp gỡ cá nhân này. Quốc Hội Mỹ và T/T Trump như nước với lửa. Như trắng với đen, Pelosi đã chọn đường chống Trump tới cùng.

Chúng ta hãy theo giõi cuộc vận động tranh cử của các ứng cử viên Dân Chủ, không còn nghi ngờ gì nữa, giữa những ứng cử viên đang đứng đầu danh sách, Joe Bieden, Bernies Sanders, Elizabeth Warren, Kamala Harris, và một ông Mayor lưỡng tính, họ đều đồng ý mở cửa biên giới, Medicare cho mọi người không kể họ là người Mỹ hay dân nhập lậu. Mới đây nhất, thống đốc tiểu bang California đã đồng ý cấp dịch vụ y tế cho mọi người nhập cư, không kể tình trạng di dân của họ, cư dân nhập lậu hay không, không thành vấn đề, mọi người từ 25 tuổi trở xuống đều hợp lệ, được hưởng bảo hiểm sức khỏe. Điều này rõ ràng California đang biến thành tiểu bang kiểu Xã Hội Chủ Nghĩa, và sẽ khuyến khích dòng người vượt biên giới vào California ngày càng nhiều. Điều này cũng đồng nghĩa, số người có khả năng tìm được việc làm, có khả năng tự lập sẽ rời tiểu bang sang những tiểu bang khác để tránh sưu cao, thuế nặng. Xã Hội Chủ Nghĩa hay Cộng Sản Chủ Nghĩa muốn người dân lệ thuộc càng nhiều vào chính phủ càng tốt, khi người dân không còn vùng vẫy được nữa, lúc đó chính phủ muốn vo tròn, bóp méo gì người dân đành chịu (hệ thống Nước giàu, Dân yếu nghèo, lệ thuộc). Hệ thống Wefare của nước Mỹ là hệ thống rất tốt cho những người bắt đầu sống ở Mỹ. Welfare cho người dân sống lây lất với những đồng tiền của chính phủ, food stamps của chính phủ, Medicaid, Medicare, của chính phủ. Họ không chết đói, nhưng không có tương lai. Bởi vì họ luôn bị trói buộc trong những luật lệ, ràng buốc của mỗi chương trình họ được hưởng. Tôi nhớ ngày mới tới Mỹ, một người hưởng TAFDC, FS không thể mua một chiếc xe trị giá trên $5,000. Nếu chiếc xe trị giá trên $7,500, thì người worker Welfare sẽ trừ ra, số tiền thặng dư trên $5,000, gọi là asset. Số tiền $2,500 này, nếu tính (dollar by dollar), đã bị dư tiền asset (over program limit), được có. Họ sẽ bị cắt tiền mặt hay food stamps. Sau này, Welfare cho phép, được mua xe trị giá $10,000. Từ đó, người hưởng Welfare được lái chiếc xe khá hơn một chút.

Một chuyện vui, tôi có một client người Việt, ngày cô ta gặp tôi để review lại hồ sơ, hôm đó cô ta lái một chiếc Camry đời mới nhất, đậu tại bãi đậu xe, khi review, tôi không biết chuyện này, tôi không hỏi tới chiếc xe, nhưng khi review xong, cô ta ra bãi xe, lên chiếc xe mới này. Một người Mỹ co- worker cùng Unit với tôi, ghi số xe, vào đưa cho tôi. Bà này nói “Mr. Pham, your client drives this car, a brand new Toyota Camry“.  Tôi không có cách nào từ chối, đành phải nói “Let me check her registration“. Worker Welfare có quyền vào computer check hồ sơ xe của cô này. Số xe, mang tên cô client của tôi, đã trả hết tiền. Tôi phải gửi một lá thư, yêu cầu cô này mang registration chiếc Camry cho tôi xem. Tới ngày hẹn, cô ta vào, mặt nhăn nhó “Đúng chiếc xe này, em lái nhưng không phải tiền của em. Em đứng tên cho em em, anh giúp giùm." Tôi cắt nghĩa, tôi không giúp được vì người worker cùng đơn vị, lấy bảng số, tất nhiên, nó cũng coi trong computer rồi. Tôi mà không làm ra chuyện, nó sẽ đưa lên trên supervise, thôi đành chịu. Tôi sẽ gửi thư cắt hết trợ cấp, FS cô đang nhận, kể từ tháng tới. Thế đấy, ăn tiền ông ngoại cũng không dễ gì, cũng bầm trấy lắm.

Từ chuyện California, cho dân illegal hưởng mọi quyền lợi như người dân Mỹ. California  phải gánh chịu đủ chi phí, từ xăng cao, từ tiền tiền phạt xe có lỗi cũng cao (fine), tiền đăng ký xe cũng cao, mọi loại tiền đều cao, cho tới khi người dân phải phụ thuộc vào chính phủ, lúc đó, đừng hỏi tại sao California là tiểu bang giàu nhất, GDP cao nhất, mà là tiểu bang nghèo nhất. Chúng ta hãy hỏi, bao nhiêu người diện HO ở California, có được nhà riêng? Tôi  xin nêu một con số  để so sánh, nhóm Ninh Hòa, Methuen,  mọi gia đình tới đây năm 91, 92, đều trắng tay, đa số làm lương thấp, tới giờ này, mọi gia đình đều có nhà riêng. Giá nhà ở đây cũng khá cao, nhưng chỉ ngang với VA, MD, cao hơn Texas, Gerogia, hơn nhiều với FL, cao hơn các tiểu bang miền trung tây. Giá nhà có thể bằng 2/3 hay 3/4 nhà tại California. Hầu hết con em gia đình HO ở lứa tuổi 40 hoăc 40+ đều có nhà, đẹp và đắt hơn nhà của cha mẹ họ. Nói để thấy rằng, khi chính quyền liên bang nắm quyền sinh sát trong tay, khi chính quyền tiểu bang nắm cơm áo gạo tiền, lúc đó tiểu bang trở nên nghèo hơn. Gọi cho dễ nhớ hơn “Tiểu bang Xã Hội Chủ Nghĩa”.

Một tin khác, đại sứ Anh tại Mỹ là Sir Kim Darroch đã từ chức, vì những tin lộ ra ngoài, ông này đã báo cáo sai, cho rằng chính quyền Trump không thành công về mọi mặt tại nước Mỹ, chính quyền hỗn loạn và bị lũng đoạn vì cách điều hành đất nước của T/T Trump. Chính những báo cáo sai này, khiến thủ tướng Anh là May đã không nghe lời khuyên của Trump, dẫn tới việc nước Anh lộn xộn, kinh tế trì trệ tới giờ này. Trong thư từ chức đại sứ Anh tại MỸ, Kim Darroch viết “Vì những tin tức lộ ra ngoài. Tôi không thể thi hành, và hành xử nhiệm vụ của tôi do thủ tướng Anh giao phó."

Tin cuối về việc điều tra của bộ Tư Pháp. Mới đây nhất William Barr đã mở đường cho Robert Mueller rút lui khỏi buổi  điều trần trước ủy ban Tư Pháp cuả Hạ Viện vào ngày 17 tháng 7, 2019. Có vẻ Robert Mueller đã rào đón trong lời tuyên bố với báo chí, ông không sẵn sàng trả lời những câu hỏi ra ngoài những lời báo cáo hơn 400 trang trước quốc hội. Về phía quốc hội, phe Dân Chủ hy vọng, Mueller sẽ nói gì mà ông ta khó nói trong tờ báo cáo, những điều khó nói ra đó, có thể giúp Dân Chủ dùng để đề nghị impeach Trump. Chúng ta cũng ít thấy Hillary Clinton xuất hiện, nhi nhô như mấy tháng trước đây, theo những nguồn tin của Judicial Watch đưa ra, Bộ Tư Pháp có quá nhiều tin tức (more than enough), đủ để mang vụ Email của Hillary Clinton ra điều tra lại. Giờ này người ta được biết, luật sư của Hillary Clinton đã được bội Tư Pháp của Obama miễn truy tố trong việc xóa bỏ 33 ngàn email trong email server của Hillary Clinton.  Chúng ta cũng biết Christopher Steele, điệp viên của Anh được Hillary và phe Dân Chủ mướn để tìm kiếm những tin xấu của  ban vận động tranh cử của Trump, từ đó có thể  dùng để chống Trump. Steele đã gặp ban điều tra 16 tiếng đồng hồ, nhưng chưa biết chi tiết ra sao, và bộ Tư Pháp của William Barr sẽ làm gì với những lời khai này. Điều chắc chắn nhất, càng ngày tin càng xấu cho Hillary Clinton, chính vì vậy, chúng ta thấy mụ này, dạo này im hơi lặng tiếng. Nhiều tin của Steele đưa cho FBI, và Hillary, sau này được biêt là tin phịa (made up) loại "fake news" của Steele cho Dân Chủ, mục đích để nhận tiền công mà thôi.

CBĐ còn tiếp, cảm ơn quý vị.

Phạm Văn Lương, K20



Pages