Quỷ Hiện Hình Ở Vườn Hoa Canh Nông Hà Nội? - Đa Hiệu Online

Monday, October 28, 2019

Quỷ Hiện Hình Ở Vườn Hoa Canh Nông Hà Nội?


Thuỳ Châu / Thành Tuy Hạ


Đôi lời tâm sự:

Thưa Quí Độc Giả,

Nhớ về ngày khởi đầu  sầu đau, tang thương cuả Dân tộc: đó là ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ được OSS Deer Team (tiền thân CIA cuả Mỹ ) gồm 6 tên: Rene Defourmeaux, Allison Thomas, Henry Prunier, Paul Hoagland, Lawrence Vogt và Aaron Squires đưa từ Tân Trào về Hà Nội để đọc cái gọi là Tuyên Ngôn Độc Lập mị lừa tại Vườn Hoa Canh Nông… (Hắn đã đạo văn gần như nguyên ngữ từ bản Tuyên Ngôn Độc Lập cuả Hoa Kỳ do toán này giúp soạn thảo).

Kể từ ngày đó đến nay, cũng gần 80 năm, bằng thời gian mà Thực Dân Pháp đô hộ nước ta. Nhưng khốn cùng cuả dân tộc bị bầy Qủy Đỏ áp trị, tàn bạo khủng khiếp bội phần so với dưới ách cai trị cuả Pháp. Trang UẾ SỬ mà Hồ và đồng bọn tạo ra, sẽ bi đời đời nguyền ruả: ”Bọn Việt Gian Cộng Sản khát máu, hại dân, phá nát Quê Hương, đã và đang dâng Đất Tổ cho Tàu“.


Dù sống ở Hà Nội có 5, 6 năm, nhưng còn trong lứa tuổi học sinh và ở trong tổ chức Hướng Đạo, nên sau giờ học và cuối tuần tôi và các bạn thường rủ nhau đạp xe đi thăm thú nội ô và các vùng phụ cận, cho nên rất thân quen với Cố Đô này.

Sau ngày di cư vào Nam và hơn 19 năm quân ngũ , thì Sài gòn cũng như các nơi hay đơn vị mà tôi từng phục vụ thường  không quá 3 năm  ở mỗi vùng Chiến thuật, ngoại trừ V3 CT là 3 lần, nhưng không phải là  Sàigòn…nên  nhiều nơi cuả Thủ Đô mà tôi không có dịp thân quen.

Mặc dù :

“Sài Gòn đi rất chậm buổi chiều
Cánh tay, tà áo sát vòng eo
Guốc cao, gót nhỏ… mây vào gót
Áo luạ, trăng mềm, bay xuống thơ“ 
(Nguyên Sa)

Hay “Áo luạ Hà Đông“ (cùng một tác giả) chỉ giúp tôi mường tượng, thèm thuồng mỗi khi  nghĩ tới mà không thể và không có dịp trở thành “hiện thực“:

“Em đi, áo luạ vờn  theo gió
Đường cong kiều diễm nét man huyền
Khiến Ta ôm mối sầu Cổ Độ….
Dù m uốn trao em… chút nỗi niềm." 
(Thùy Châu)

Còn nói về bạn bè di cư vào Nam hồi  tháng 7 – 1954... cùng Khoá khi nhập Trường VBQG có Đinh Văn Tích, Nguyễn Hà Uông, Đỗ Anh Tuấn, Dương Hồng Lê... những bạn này đã hy sinh trong cuộc chiến, hiện chỉ còn Nguyễn Hoài An ở Texas, Nguyễn Đình Đà ở California hay Trần Thuỵ Ly ở Virginia mà thôi...

Nghỉ hè thường đi cắm trại ở Vạt Cháy (Quảng Yên), Vịnh Hạ Long hay bãi biển Đồ Sơn (Kiến An, Hải Phòng)... còn ở nội ô Hà Nội, chúng tôi đạp xe quanh Hồ Gươm, ăn “phá sa” (đậu phọng rang) hay thịt bò khô xe đẩy … cuả các anh Tầu kế cân Nhà Thuỷ Tạ và ghé quán Mụ Béo uống thạch giải khát, hứng chí thì qua phố Cầu Gỗ (không biết và không thấy chiếc Cầu gỗ nào, chắc là ngày xưa ở đây gần sông Tô Lịch nên có cầu nhỏ, sau này bồi đắp, xây nhà nên sông Tô Lịch và cây cầu gỗ cũng không còn), đến Hàng Ngang, Hàng Đào… qua chợ Đồng Xuân, lên Cửa Bắc, ghé Đền Quan Thánh, hứng gió trên đê Yên Phụ cuả Hồ Tây dưới những tàn phượng vĩ... rồi queọ vòng theo đến xã Nghi Tàm (mà ngược phiá phải là khu Ngũ Xá)… ở đây có những vườn ổi mọc sát Hồ Tây... mua ổi ăn và măc quân đùi, thoải mái nhẩy xuống bơi lội... rất ư là mát mẻ... Có thể ghé qua làng Bưởi (ngày xưa có Trường Bưởi tiền thân cuả Trường Chu Văn An) sau này chuyển về Cửa Bắc... Qua Trường Bưởi là vào vườn Bách Thào, có hãng bia Homel kế bên, đến Dinh Bảo Đại và Vườn Hoa Canh Nông (mà Việt Gian Cộng Sản gọi là Quảng Trường Ba Đình) gần Cổ Thành phiá Bắc và Chuà Một Cột phía Tây... đi Ngọc Hà, Kim Mã, Sơn Tây...

Vì liên quan đến bài viết tôi mới dám tản mạn sơ qua về các điạ danh này, xin thông cảm.

Trong số các bạn cùng Khoá nêu trên, có hai tên là tình đich cuả tôi: Trần Thuỵ Ly khiến tôi trở thành “người tình lỡ“ cuả em Đoàn Thị Hồng Hảo ở phố Hàng Da có rạp chiếu bóng Olympia và Nguyễn Đình Đà trở thành một trong Ba người cuả bản nhạc “Chuyện Ba Người”  mà tôi là môt, Đà là hai và em Nguyễn Thị Lệ Giang là ba khi cùng học các lớp Hè ở Trường Trung Học Văn Lang...

Ly và Đà “dẻo mép và đep giai“ hơn tôi, nên tôi bị đo ván là chuyện “thường tình” và cũng  chưa có dịp được hưởng “thú Yên Hoa” nào  trước  khi di cư vào Nam.

Ở Hà Nội, gia đình tôi cư ngụ ở !6B1 phố Đường Thành,  chếch phiá bên kia là tiệm Chả Cá Thăng Long (có cô con gái khá xinh) còn Trường Trung Học Văn Lang thì ở phiá sau cách 2 dãy phố, qua chợ Hàng Da là phố Hàng Da có tiệm giầy cuả nhà em Hồng Hảo.

Tôi sinh ra “dưới ngôi sao xấu“, lại “xấu giai“ cho đến sau ngày vào Nam, tôi và các “tình địch“ cuả mình lại chạm trán nhau tại Trường Võ Bị. Từng là “tình địch“ trở thành “tình đồng Khoá“, dĩ nhiên còn thêm “tình Đồng Đội“ nữa … cùng tham gia và chung sức góp phần bảo vệ Miền Nam Tự Do thân yêu.

Còn :

“Nợ tình chưa trả cho ai
Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan.“
(Kiều)

Lò Luyện Thép VBQG  làm chúng tôi quên hết ngay ngày đầu bị  các Niên Trưởng K12 "hành xác" liên miên suốt  tám tuần huấn nhục… nên những mối tình cũng tan theo..

oOo

 Bây giờ xin kể Chuyện Buồin cuả người Dân, cuả Quê Hương dưới gông cùm Quỷ Đỏ:

Không như mọi đêm, bà lão vật vờ, lê lết từ phía Ngọc Hà, Kim Mã mà đến Vưòn Hoa Canh Nông phiá sau thành Hà Nội, có kỳ đài cao vòi vọi, còn di tích cuả những lỗ đạn “thần công“, dấu ấn của thực dân xâm lược, mà ngày xưa các tiền bối Hoàng Diệu cũng như Nguyễn Tri Phương đã anh dũng giữ thành, tưẫn tiết, không hàng giặc… khiến dân ta khó nguôi ngoai vì  những huỷ hoại hằn trên tường thành còn đó, ví như những lằn roi ô nhục, mở đầu cuả tám mươi năm nô lệ nhọc nhằn….

Đêm nay bà lão lần theo đường Hàm Nghi dưới hàng cây ‘Sấu” chập chờn bóng đêm u tịch, mit mờ, vì đèn đường ngọn tắt, ngọn lu…

Thân xác rã rời gần như tàn tạ, ráng sức và ghé ngồi chênh vênh ở góc chiếc ghế xi măng đã lâu năm bể, vỡ tang thương, đen đủi... đồng cảm với thân tàn, ma dại cuả bà, cùng với cảnh vật xơ xác, tiêu điều của Cố Đô Ngàn Năm Văn Vật, từ ngày Lá Cờ Máu xuất hiện trên Quê Hương. CSVN đã đổi cái tên dân giả, thân quen cuả vườn hoa Canh Nông thành cái tên lạ hoắc: quảng trưòng Ba Đình.

Dù cặp mắt đã gần cạn hết tinh quang, bà vẫn cố nhướng lên để đoán ra: xa xa phiá tây có Chùa Một Cột, chêch lên phiá Bắc là Biệt Điện cũ cuả Cựu Hoàng Bảo Đai, và tại khu vưc trống trơn, cỏ mọc um tùm mà ông Ba Ổi và Năm Đức thường thả đàn bò sữa ở đây. Đồng Đảng sau này đã xây “lăng bác” sau khi Hồ xuống đền tộị với Diêm Vương nơi ngục A Tỳ… Lẽ ra, dù là Hồ (thật) Nguyễn Sinh Cung đã chết vì bệnh ho lao ở Tầu, hay Hồ (giả) Hồ Quang  thuộc Cục Tình Báo Hoa Nam cuả Trung cộng, thì cái xác thối tha ấy phải bị ném vào xe chở rác đem về làng Sen, quăng xuống lỗ ở bãi tha ma đâu đó… cũng không thể chôn cạnh mộ ông Ba Trực (bạn nối khố cuả Hồ thời chăn trâu cắt cỏ) e rằng vong hồn ông Trực khó siêu thoát vì tên tặc tử (con của Nguyễn Sinh  Huy) này. Cẩu phụ sinh tặc tử là chuyện có thật cuả viên Tri Huyện luôn say sỉn, đã đánh chết một nông dân can tội chưa kịp đóng thuế, nên Huy bị cách chức khiến bọn Văn Nô Cộng Phỉ ít khi dám nhắc đến tên ông Ba Trục và Nguyễn Sinh Huy trong tiểu sử cuả Hồ.

Bọn Việt Gian Cộng Phỉ còn nặng óc Quan Lại gấp trăm lần thời Phong Kiến, Thực dân, chúng xì xụp vái nhau, tự vái khi sống và còn “đội nhau“ khi chết. Cái “lăng“ cuả Hồ và Nghĩa Trang (bãi tha ma) Mai Dịch (mà người dân đã gọi chệch đi là Mồ Mả quân Mắc Dịch), chôn cất bọn chóp bu Việt Gian Cộng Phỉ  như Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng…v…v… đã làm cho đất Thăng Long bị ô uế, khiến dân gian còn có câu vè:

“Tên Hồ chết phải giờ trùng
Khiến lũ đệ tử nửa khùng, nửa điên…
Nếu nó chết vào giờ thiêng
Dân ta sẽ thoát hết xiềng, hết gông.“

Hoặc nhận xét về “tướng mạo và hành động“ của Hồ qua phong dao dân giã:

”Mặt dơi, tai chuột, hồ ly (tinh)
Hại Dân, bán Nước chính y: họ Hồ.“

Hay liệt chúng như là ma quỉ, khiến người dân luôn bị ám ảnh"

“Hồn ai nửa tỉnh, nửa mê…
Vẫn nghe hờn oán, bốn bề kêu than!!!”

Định mệnh thật trớ trêu, lịch sử đã sang trang gần tám mươi năm, Hồ với thủ thuật dùng xảo ngữ cuả tên Cộng Sản bán nước, lừa mị, áp chế danh xưng, cái gọi là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc… khiến  người dân đã phẫn nộ qua ca dao :

“Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà
Nhân Dân đói khổ, nhà nhà nát tan…

Hay:

“Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà
Ng ười Câm ”hò hét“, kẻ Loà “đếm  sao“.

Hoặc giả :

“ĐỘC LẬP: nhờ Tầu nó cho
HẠNH PHÚC: bánh vẽ, TỰ DO: tù đày.“

Cũng đêm nay, gần tám mươi năm sau ngày oan nghiệt ngày 2 tháng 9, trăng lưỡi liềm mọc trễ, toả chút ánh sáng nhạt nhoà. Trong sương thu hiu hắt, cái se lạnh cuả đầu thu đất Bắc khiến bà lại lên cơn ho vì lao phổi tái phát, trong lúc lòng không, dạ đói, áo quần tả tơi, run lên từng chập...

Cảnh vật thâm u, thân hình tiều tuỵ, trí não gần như mỏi mòn, nhưng bà vẫn cố mường tưởng lại những biến cố trọng đại như những lằn roi nghiệt ngã giáng xuống đời bà và quyến thuộc,  cũng như toàn dân trong gần tám chục năm qua.

Là con gái duy nhất và hai anh trai cuả một gia đình bần cố nông, lớn lên trong ảo tưởng giả trá lúc giao thời cuả hào khí "toàn dân chống Thục dân, Phá xít". Sinh khí  ấy đã trải dài và lan toả  khắp Quê Hương qua Cách Mạng lừa bịp muà Thu, do Cộng Sản Việt Nam lợi dụng và cướp thời cơ để gieo tai hoạ xuống Quê Hương này….

Bà và hai anh lớn cũng bị mị lừa như những người dân khác lúc bấy giờ, đã tham gia vào sinh hoạt mới thật hăng say.

Nhớ lại ngày xa xưa ấy, anh em bà đã theo sau vài trai tráng cuả làng Tây Mỗ (Hà Đông) kéo nhau đi hoan hô, đả đảo. Tâm hồn bà như được chắp thêm đôi cánh, muốn bay đến bờ xa, bến lạ cuả buổi giao thời trên đất nước, mà không hiểu được những tai hoạ đang chực chờ và vây buả ở tương lai.

Nhưng rồi sau Ngày Toàn Quốc Kháng Chiến 19-12-1946: hai anh trai tòng quân vào Vệ Quốc, còn bà thì ở lại quê nhà.

Vì công tác cuả Đảng, Đoàn khiến bà không còn giờ rảnh giúp mẹ băm bèo, nấu cám nuôi con heo để ăn rẽ do Nông Hội giao cho, nên bị la rầy. Vì thế, gia đình luôn xào xáo, bà riếc móc mẹ cha không để bà tham gia hội họp hàng đêm.

Sau đó, bà bỏ nhà để lấy anh Xã Đội Du Kích ỏ làng bên và họ có với nhau ba đứa con trai. Vợ chồng bà phải lam lũ cât lực mới đủ khoai, bắp nuôi thân và ba đứa con còn nhỏ.

Tai họa ập đến gia đình bà: năm 1950 anh trai lón chết trận ở Đông Khê, Việt Bắc.

Quá buồn khổ, cha bà bị loà và mẹ bà cũng từ trần một năm sau đó.

Chẳng bao lâu sau, người chồng Xã Đội Du kích bị nạn đến tử vong trong buổi tập tấn công bằng Bom Ba Càng.

Bốn mẹ con cũng phải bương trải sống lay lất qua ngày. Qua thời gian, ba đứa nhỏ cũng lớn dần trong hệ luỵ đeo đuổi như mọi gia đình miền Bắc .

Chưa tỉnh ngộ, bà còn tham gia vào Đội Cải Cách Ruộng Đất trong chinh sách ”Tiêu Diệt Điạ, Hào. Đào tận gốc, trốc tận rễ“ thật kinh hoàng, đã kéo dài ròng rã suốt mấy năm trời (trong thập niên 1950 ) cuả các Toà Án Nhân Dân, để Tố Khổ và truy diệt bao lương dân vô tội ... Thế rồi, năm 1954 người anh kế cũng tan xác ở Điện Biên!

Năm 1960, Hồ và đồng Đảng luôn ôm mộng xích hoá Miền Nam, chúng thành lập bọn tay sai để xâm lăng. Thế là thế hệ thứ hai dù chưa đủ tuổi, Thanh Thiếu Niên Miền Bắc bị buộc phải vượt Truờng Sơn vào Nam chém. giết đồng bào thì những người còn lại trong gia đình mới có “hộ khẩu“: khoai, sắn, bo bo.

Thằng con lớn tên Tánh  phải lên đường “đi B’’ cuối năm 1967. Nó  phải vượt Trường Sơn đá dựng, may thoát được bệnh tật và đói khát, nhưng đã toi mạng trong cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân. Đứa thứ hai là thằng Minh bị đẩy vô Nam, nhưng cũng phơi thậy trong chiến dịch Xuân Hè ở Đông Hà hai năm sau đó.

Còn lại thằng út tên Hoàn, cuối cùng thì chêt trong cổ thành Quảng Trị.

Thân tàn, ma dại, cô độc, già yếu… tang thương như kẻ mất hồn…. dù hai anh bà và ba đứa con đã chết cho “Bác và Đảng“ mà cũng không được một chút bố thí để đền bù.

Cơ cực vẫn hoàn cơ cực, tứ cố vô thân… bà lang thang từ công viên này đến công viên khác để xin ăn, mà ăn xin thì cũng không ai cho, vì trong một xã hội đói nghèo, ích kỷ cuả những năm dài qua chính sách “Bao cấp”… thắt bóp dạ dày này…

Đêm nay, đầu Tháng Chín , sau gần tám mươi năm nghiệt ngã, máu xương…. dưới ánh trăng thu chênh vênh và nhạt nhoà như đời bà vậy. Bà thiếp đi bên ghế đá công viên xám xịt trong cái se lạnh cuả thời tiết sang muà đầu thu Hà Nội.

Trong tâm thức nửa tỉnh, nửa mê… âm hưởng bên tai những lời ai oán, hoà cùng tiếng côn trùng như rên rỉ cuả nhạc tế chiêu hồn... Rồi những hình ảnh thân nhân cuả bà như đang chập chờn trước mặt, lại đang than khóc, rên la… vô cùng bi phẫn….

Bất chợt… có một bóng dáng khác lạ hiện hình đang tiến về phiá bà từ hướng lăng “bác“.

Nhưng sao giống “bác”… vẫn cái áo Cán ”lãnh tụ” kiểu Tàu, vầng trán nhăn khô, đôi mắt đỏ ngầu dữ tợn, gò má cao hều, nhọn hoắt… chòm râu dài và thưa nên cũng  không che phủ được những dòng máu tràn qua mép ... mặt quắt như mặt dơi với đôi tai vểnh như tai cáo. Ác Quỉ hiện hình… sao giống hình “bác“ trong lăng quá? Khiến bà kinh hoàng run sợ… mồ hôi vã ra như tắm dù đã quá nửa đêm trong sương lạnh cuả  đầu thu đất Bắc.

Ác Quỉ ấy đã hiện ra trước mặt bà, một tay cầm cái liềm còn dính đầy máu đỏ, tay kia cầm buá còn bê bết óc mầu ngà và cất gịong như từ ngục A Tì vọng lại “Tỉnh lại mau... nếu còn sức! Vì nhu cầu giải phóng… LIỀM đây ,hãy cắt cổ nhân dân như gặt lúa, và BUÁ này hãy đập bể sọ đồng bào …. Óc và Máu sẽ biến thành gạo, thành cơm... nghe chưa !!!”

Hoảng loạn đến tận cùng, như con vật với bản năng sinh tồn trước giờ dẫy chết, tuy sức cùng, lực kiệt bà cố sức nhỏm dậy, muốn la hét nhưng không thành tiếng, muốn chạy khỏi nơi này, nhưng đôi chân như liệt quị, như bị gông cùm, xiềng xích… mong thoát thân trốn “bác”, trốn Đảng, cùng  số phận dân mình gần tám chục năm qua…

Bà gục đầu … nằm bất động... một cái xác không hồn…

Sáng sớm hôm sau, phu vệ sinh lượm xác bà, kẻ vô thừa nhận trong một xã hội ”vô hồn“ đem lấp vùi ở một bãi hoang xa thành phố, một xác thân tàn tạ, co quắp lạnh tanh… trên gương mặt như còn hằn niềm u uất, đớn đau và phẫn hận cuả kiếp người dưới gông cùm của loài Quỉ Đỏ.

Thùy Châu / Thành Tuy Hạ

Chú thích:

Vườn Hoa Canh Nông Hà Nội - Ngày nay Việt Cộng gọi là Quảng Trưòng Ba Đình.

Đây là  câu truyện  để tưởng niệm hương hồn bà Trần Thị Thọ, một trong hàng triệu nạn nhân  cuả bạo quyền khát máu: giặc Hồ.




Pages