Trong tuần, CBĐ nhận được email của một người thân quen trong gia đình, đọc hết email, CBĐ hơi buồn vì đây không phải là ý kiến của một người, mà có lẽ đây là xu hướng của người Việt Nam chúng ta, vốn dĩ luôn nhẫn nhục, chịu đựng, và ít phản kháng, đặc biệt trong lãnh vực chính trị. Thói quen chấp nhận và chịu đựng đã thấm nhuần trong chúng ta từ đời này qua đời khác. Sống tại Mỹ, một số quan niệm cũ cũng bị phai mờ, tuy nhiên thái độ chấp nhận những gì của xã hội ban cho hay đối xử với người dân vẫn còn đó. Quan niệm về những người đại diện dân trong guồng máy chính quyền không hề thay đổi, hầu như không phản kháng.
Email gửi cho CBĐ nói rằng “Chúng ta muốn nói gì thì nói, cuối cùng thấp cổ bé miệng, ý kiến chẳng được gì, chẳng sửa được gì, chi bằng, ở tuổi già, hãy vui với con cháu, là được rồi, là yên rồi." Email còn nói thêm, "đừng lo cho đời con cháu, chúng nó giỏi giang lắm, biết nhiều hơn mình." Đây chính là một quan niệm sai lầm, và một nhận xét sai lầm về giới trẻ tại Mỹ. Nhận xét sai lầm này phát sinh từ tính mặc cảm của lứa tuổi và trình độ, nhất là trở ngại về ngôn ngữ, tiếng nói, từ đó, một số cha mẹ nghe những gì con, cháu nói, nhất là về chính trị. Không hiếm những bạn bè của tôi, mỗi lần nói chuyện, bàn thảo về những giới chức lãnh đạo quốc gia, luôn phát ra một câu “Con tôi nói, thế này thế kia." Ngày Trump tuyên bố tranh cử, tại một bàn uống coffee, một ông bạn nói với tôi, con tôi nói “Trump khùng mà bàn tới làm gì“. Phải thật tình mà nói, cho tới giờ này, người Việt Nam tại hải ngoại, nhất là những người già, ở lứa tuổi chúng tôi, vẫn bị ám ảnh, vẫn mặc cảm, và vẫn thường nói với nhau “Con tôi nói thế này, nói thế kia“.
Quý vị nghi ngờ những nhận xét của tôi, quý vị thử đặt một vài câu hỏi đơn giản về lịch sử, địa lý, hay một vài nhân vật nổi tiếng, những danh nhân thế giới, hãy hỏi con cháu quý vị xem bao nhiêu em ở lứa tuổi trung học biết được gì, quý vị sẽ thấy “À chúng ta đã đánh giá quá cao về trình độ con cái chúng ta."
Đài Fox, thường cho những phóng viên thời sự (reporter) ra đường để hỏi và đánh giá trình độ chung của dân chúng Mỹ về những chuyện quan trọng, hay những nhận xét của người Mỹ về những chính sách, hay đường lối của nước Mỹ. Chúng ta sẽ thấy, càng trẻ, càng kém hiểu biết về những vấn đề vận mạng đất nước Mỹ. Tất nhiên tôi không dám vơ đũa cả nắm, chúng ta cũng có nhiều giới trẻ quan tâm và tìm hiểu về vấn đề xã hội, chính trị hiện nay.
Nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ rằng hay lầm tưởng xã hội Mỹ đã dạy học sinh mọi điều về xã hội, từ chính trị, kinh tế, xã hội. Một quan niệm sai lầm rằng, những bằng cấp giới trẻ học được đều là một package gói ghém mọi điều cần biết cho một sinh viên tốt nghiệp đại học, một gói mang đủ mọi thứ giống như túi mưu sinh của quân đội.
Bằng cấp ở Mỹ mang tính cách chuyên môn hơn nhiều nước khác, đây là một ưu điểm đồng thới cũng là một khuyết điểm trong đường lối giáo dục của người Mỹ. Tuy nhiên, chúng ta phải công nhận là người Mỹ rất chú trọng tới hướng dẫn học sinh ngay từ khi còn tiểu học về hệ thống ứng cử và bầu cử. Hệ thống gây quỹ cho mọi việc. Tôi tình cờ đọc một lá thư rất ngắn của một cháu ngoại khi cô bé này muốn làm trưởng lớp (lớp 5). Trong lá thư rất ngắn này cũng có nội dung rất rõ ràng như cô cháu muốn ứng cử vào việc gì, và ý định sẽ làm gì, khi vào lớp, cũng tranh luận và cuối cùng, cả lớp sẽ bỏ phiếu. Trường học tại Mỹ cũng có ưu điểm là hướng dẫn học sinh rằng không ai làm không công cho người khác, vì thế khái niệm về gây quỹ ứng cử của chính trị gia được xem là một điều hợp lý. Người Việt Nam trong việc gây quỹ cho ứng cử viên, tuy cũng có chút nào thấm nhuần theo người Mỹ nhưng vẫn còn trong ý nghĩ “Gây quỹ là chuyện xa lạ, ý nghĩ đóng góp cho ứng cử viên mình ủng hộ còn xa vời và họa hoằn lắm mới được hưởng ứng." Đây là một điểm thiếu sót rất lớn của cộng đồng người Việt chúng ta.
Tóm lại quan niệm ứng cử viên để thay mặt mình đấu tranh cho quyền lợi của mình vẫn còn xa lạ, chính vì thế cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại vẫn chưa có được số viên chức thay mình trong những hoạt động, nằm trong cơ cấu tổ chức chính quyền, như dân biểu, hay TNS. Cộng đồng chúng ta có những công nhân viên chức làm trong chính phủ, nhưng thiếu những đại diện Dân Cử. Theo nhận xét của nhiều người, chúng ta vẫn bị tư tưởng yếm thế, không tin tưởng vào các vị dân cử, vẫn cho rằng những ứng cử viên vào mọi chức vụ trong chính quyền đều phục vụ quyền lợi của họ. Điều này hoàn toàn đúng, vì thế chúng ta phải cân nhắc, đắn đo khi cầm lá phiếu bỏ cho ứng cử viên. Chúng ta cũng cần biết, chúng ta có quyền bầu, chúng ta có quyền chọn lựa, chọn mặt gửi vàng, do đó chúng ta, mỗi nhiệm kỳ của mỗi loại viên chức như City Council (Nghị Viên Thành Phố), Mayor (Thị Trưởng), dân biểu, TNS, họ phải được chúng ta đánh giá, để bỏ phiếu tín nhiệm hay không.
Chúng ta nên tôn trọng lá phiếu của mình, đừng bao giờ cho rằng “Úi giời, dân đen, muôn đời vẫn là dân đen, mình làm được gì." Quan niệm này là quan niệm cũ, quan niệm khi cón sống trong xã hội độc tài. Quan niệm con, cháu chúng ta biết hết rồi, hay không biết gì về chính trị, đều là thái quá. Hệ thống văn hóa, chuyên nghành chuyên khoa đã đào tạo ra người Mỹ biết rất rõ vấn đề nào đó, nhưng một vài điều khác, họ lại không biết gì hết, nếu chúng ta cứ cho rằng, biết tiếng Mỹ, nói tiếng Mỹ lưu loát, là biết được mọi điều của nước Mỹ. Quan điểm bằng tốt nghiệp đại học Mỹ là một package của mọi hiểu biết, là quan niệm sai lầm cần phải suy nghĩ lại.
Trong lịch sử về những vĩ nhân thế giới, phải kể tới bác học Einstein. Một hôm ông kêu người thợ mộc tới nhờ đóng một cái chuồng cho hai con mèo của ông. Ông nói với người thợ mộc “Tôi có hai con mèo, con mẹ và con con. Anh đóng cho tôi chiếc cũi, nhưng phải nhớ có hai lỗ, một lớn và một nhỏ để chúng nó có thể chui ra hay chui vào." Anh thợ mộc hơi thắc mắc, bèn hỏi ông Einstein, "thưa ông tại sao phải có hai lỗ ra vào," ông ta cười nói, "sao anh ngây ngô thế, lỗ lớn cho con mèo mẹ, lỗ nhỏ cho con mèo con, nếu không, làm sao hai con mèo lớn nhỏ khác nhau có thể chui ra chui vào được." Anh thợ mộc, gãi đầu, đánh bạo nói “Thưa ông, chúng ta chỉ cần một lỗ lớn, hai con mèo vẫn có thể ra vào được dễ dàng, tại sao ta tốn công đực hai lỗ." Ông Einstein ngẩn người, anh nói đúng thật, tôi suy nghĩ mãi không biết làm sao đóng cái cũi chỉ cần một lỗ cho hai con mèo ra vào đều được. Thế đấy, ngay cả nhà bác học, nhiều khi không biết được điều đơn giản. Chúng ta những người ở lứa tuổi sáu, bẩy mươi, đừng mỗi lần mở miệng là nói “Con tôi, nó nói“.
Trong tuần qua, quốc hội Mỹ đã xẩy ra một cuộc cách mạng, cả hai đảng đều cho rằng mình áp dụng đúng đắn theo hiến pháp Mỹ, người đứng giữa như chúng ta, tự hỏi, nếu ai cũng cho mình đúng theo hiến pháp, thì tại sao Dân Chủ làm một điều, Cộng Hòa làm ngược lại, chẳng ai chịu ai. Ngày thứ Năm, các dân biểu Cộng Hòa đã biểu tình tại basement quốc hội, nơi đảng Dân Chủ đang nghe chất vấn những người được điều tra trong chiến dịch đàn hặc tổng thống Trump. Các dân biểu Dân Chủ nghe điều trần kín, và không cho phép bất cứ một dân biểu Công Hòa nào được phép tham dự, kể cả những dân biểu có tên trong ủy ban tình báo do dân biểu phe Dân chủ Adam Schiff đứng đầu. Phe Cộng Hòa thì cho rằng, Adam Schiff đã lạm dụng quyền của nhóm đa số muốn lật đổ tổng thống được dân bầu năm 2016. Họ đòi hỏi các buổi nghe các nhân chứng này phải được công khai hóa cho mọi dân biểu có mặt. Cũng trong ngày đó, TNS LIdsey Graham của Cộng Hòa đưa ra một dự thảo lên án việc làm của Hạ Viện Dân Chủ là không đúng theo hiến pháp quy định cho một buổi luận tội một tổng thống. TNS Graham đòi hỏi hạ viện phải theo đúng như những giai đoạn trong hai cuộc đàn hặc Bill Clinton và Richard Nixon. Graham đưa ra một danh sách 7 điểm đã được áp dụng trong hai cuộc đàn hặc. Phe Cộng Hòa đưa ra câu hỏi, tại sao phe Dân Chủ không theo bất cứ điểm nào theo thứ tự diễn tiến bắt buộc. Riêng câu hỏi tổng thống Trump đưa ra là “Có hay không có tên Whistleblower“, mà Adam Schiff nêu ra ngay từ đầu cuộc đàn hặc sau cùng vừa qua. Tới giờ này đã gần 3 tuần, hạ viện đã nghe nhiều lời khai, nhưng chưa có lời khai của tên Whistleblower. Ngày hôm qua, phe Dân Chủ đưa ra một thông báo, phe Dân Chủ nhận thấy, không cần thiết phải nghe nhân chứng Whistleblower, vì họ có đủ dữ kiện để đàn hặc Tổng thống Trump rồi. Chúng ta biết, trong cuộc luận tội Clinton, và Nixon, hai ông này và phe quốc hội đều được gọi nhân chứng của mình, đằng này Trump không được kêu một nhân chứng và người nào biện hộ hết. Từ đó phe Cộng Hòa đã gọi cuộc luận tội theo kiểu cách của liên bang Sô Viết khi còn đảng Cộng Sản (Soviet Style). Theo TNS Graham đây có thể gọi là cuộc cách mạng về hiến pháp, và cuộc cách mạng này sẽ làm nền tảng cho hiến pháp Mỹ nhiều đời sau này. Phe Dân Chủ dùng kiểu cả vú, lấp miệng em, coi thường mọi diễn tiến đã quy định bởi hiến pháp Mỹ, và ngay trong việc đàn hặc, cũng đã có những điều dị biệt giữa đàn hặc Clinton, Nixon, và Trump. T/T Trump đã bị đối xử bất công do một quốc hội phe Dân Chủ đang xé nát hiến pháp Mỹ.
CBĐ cảm ơn quý vị.
Phạm Văn Lương, K20